CHÍNH TẢ

1. Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục: Đê-rốt-ti, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Nen-li, Ga-rô-nê

(2) Điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x                                  b) in hoặc inh

– nhảy xa                                         – điền kinh

– nhảy sào                                       – truyền tin

–  sới vật                                          – thể dục thể hình

                       LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Ghi vào ô trống tên các môn thể thao bắt đầu bằng những tiếng sau:

Tiếng Môn thể thao
bóng M: bóng đá, bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, bóng bầu dục, bóng chuyền, bóng nước,…
chạy M: chạy vượt rào, chạy bền, chạy đua, chạy việt dã,…
đua M: đua xe đạp, đua ngựa, đua ô tô, đua mô tô, đua thuyền, đua voi,…
nhảy M: nhảy cao, nhảy xa, nhảy cầu, nhảy sào, nhảy dây, nhảy dù,..

2. Ghi lại những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui sau: Những từ ngữ nói về kết quả thi đấu trong truyện vui:

Ăn, thua, hòa, thắng, được.

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau:

a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.

b) Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục.

c) Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.

                               CHÍNH TẢ

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2: 

1. Điền vào chỗ trống s hoặc x

                                 Giảm 20 cân

Một người to béo kể với bạn:

– Tôi muốn gây bớt đi, bác sĩ khuyên là mỗi sáng phải cưỡi ngựa chạy mười vòng xung quanh thị xã. Tôi theo lời khuyên đó đã một tháng nay.

– Kết quả ra sao? Người bạn hỏi.

– Kết quả là con ngựa mà tôi cưỡi sút mất 20 cân.

2. Điền vào chỗ trống in hoặc inh

                                   Xếp thứ ba

Chinh khoe với Tín:

– Bạn Vinh lớp mình là một vận động viên điền kinh. Tháng trước có cuộc thi, bạn ấy về thứ ba đấy. Cậu có tin không?

– Có bao nhiêu người thi mà bạn ấy đứng thứ ba?

– À, à. Đấy là một cuộc thi ở nhóm học tập. Có ba học sinh tham gia thôi.

                                 TẬP LÀM VĂN

   Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.

Gợi ý

Học sinh hãy tóm tắt lại những điều em đã kể trong bài tập làm văn miệng tuần trước trong khoảng 5 – 7 câu, kể về một trận thi đấu thể thao mà em đã xem. Chú ý rèn luyện chữ viết, chính tả và câu văn.

Mẫu:

   Trận đấu bóng giữa đội 3A1 và đội 3A2 diễn ra thật sôi nổi. (1) Những cú chạm bóng, rê bóng, dắt bóng cũng ngoạn mục và lắt léo như bất cứ một trận thi đấu chuyên nghiệp nào. (2) Các cầu thủ mặt đỏ ửng (3). Tóc dính bết mồ hôi và quần áo đầy cát trông bẩn làm sao!. (4) Tiếng cổ vũ reo hò, tiếng những chai nước đập vào nhau của những người phấn khích, tiếng hét chỉ đạo của các “huấn luyện viên” là trận đấu tưng bừng khí thế. (5) Kết thúc, tỉ số 1 – 0 làm ai cũng hỉ hả. (6) Đội 3A1 chiến thắng. (7) Các cầu thủ ra sân, bắt tay “đối thủ” của mình và í ới gọi nhau vào một quán nước mía gần đó.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Tuần 29
Đánh giá bài viết