CHÍNH TẢ

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2:

1. Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.

               Mặt tròn mặt lại đỏ gay

        Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

               Suốt ngày lơ lửng trên cao

        Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?

ông mặt trời

2. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố.

               Cánh gì cánh chẳng biết bay

        Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

               Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi

        Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi?

cánh đồng lúa

                          LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ:

Chỉ trí thức M: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ,…
Chỉ hoạt động M: nghiên cứu, giảng dạy, chế tạo, sáng tạo, của trí thức sáng chế, bào chế,…

(2) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:

a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

3. Bạn Hoa điền toàn dấu chấm vào trong truyện vui dưới đây. Hãy sửa lại những chỗ dùng dấu chấm sai.

                                          Điện

– Anh ơi người ta làm ra điện để làm gì

– Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến

                                     CHÍNH TẢ

(1) Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d toặc gi, có nghĩa như sau:
– Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức: ra-đi-ô

– Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: dược sĩ

– Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: giây

b) Chứa tiếng có vần ướt hoặc ước, có nghĩa như sau:

– Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: thước

– Thi không đỗ: trượt

– Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: dược sĩ

(2) Tìm và viết đúng các từ ngữ chỉ hoạt động:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng:

r M: reo hò , rượt đuổi, rong ruổi, rùng mình, ru ngủ, ra lệnh, rà sát, rang lạc, ….
d M: dạy học , dỗ dành, dạm hỏi, dàn dựng, dán, dang tay, dung túng, đi dạo, dằn vặt, dẫn dắt, ….
gi M: gieo hạt , giục giã, giải toán, giải phẫu, giảm sút, giáo dục, giặt giũ, giận dỗi, giấu diếm, …

b) Chứa tiếng có vần:

ươt M: trượt chân , rượt đuổi, lấn lướt, say khướt, lướt ván, vượt qua, vượt qua, mượt mà,…
ươc M: bước lên, cá cược, tước bỏ, lược bỏ, bắt chước, đưa rước, khước từ….

                           TẬP LÀM VĂN

   Việt những điều em đã kể ở lớp về một người lao động trí óc thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).

Gợi ý:

– Người đó là ai, làm nghề gì?

– Người đó hằng ngày làm những việc gì?

– Người đó làm việc như thế nào?

                                  Bài làm

   Cô Thảo ở cạnh nhà em là một bác sĩ nhi khoa. Hiện cô đang công tác tại bệnh viện Nhi Đồng. Mỗi ngày cô đều xách chiếc cặp táp đi làm từ sớm và đến tối mịt mới về. Có những lúc mưa gió, cô vẫn đội áo mưa đi làm. Ba bảo, tại bệnh nhân đang cần cô. Có lần theo cô giáo vào bệnh viện thăm bạn Trung bị ốm, em thấy cô Thảo đi khám cho các bạn nhỏ. Cô Thảo đến từng giường ân cần hỏi han, dặn tỉ mỉ các bạn nên ăn thứ gì, kiêng thứ gì, uống thuốc ra sao. Có lúc, cô lại nói những câu hóm hỉnh để chọc cho các bạn cười. Nhìn cô Thảo làm việc, em hiểu rằng cô không chỉ làm vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thương của cô đối với bệnh nhi.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Tuần 22
Đánh giá bài viết