CHÍNH TẢ

(1) Điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

 lành lặn,             nao núng,              lanh lảnh

b) iêt hoặc iêc

đi biền biệt,       thấy tiếng tiếc,        xanh biêng biếc

(2) Tìm các từ ngữ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n

l M: lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ, (ông) lão, liên đội, lời mắng, …
n M: nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nanh nọc, nương rẫy, náo động, năm học, nũng nịu, ….

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iêt

iêt M: mải miết, nước xiết, kiệt sức, biết, chiết khấu, tiết canh, cây viết, tạm biệt, liệt sĩ, …..
iêc M: xanh biếc, thương tiếc, liếc mắt, chiếc bánh, làm xiếc, bữa tiệc, nhiếc mắng,….

                             LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

                      Mặt trời gác núi

                      Bóng tối lan dần,

                      Anh Đóm chuyên cần

                      Lên đèn đi gác.

                      Theo làn gió mát

                      Đóm đi rất êm,

                      Đi suốt một đêm

                      Lo cho người ngủ.

Con đom đóm được gọi bằng gì? Tính nết của Đom Đóm được tả bằng những từ ngữ nào ? Hoạt động của đon đóm được tả bằng những từ ngữ nào?
Anh Đóm chuyên cần lên đèn đi gác, đi rất êm lo cho người ngủ.

2. Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong học kì I). Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người (nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau:

Tên các con vật Các con vật được gọi bằng Các con vật được tả bằng những từ ngữ
Cò Bợ Chị ru con “ Ru hỡi! Ru hời! Hỡi bé tôi ơi, 
Ngủ cho ngon giấc ”
Vạc Thím lặng lẽ mò tôm

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong học kì I.

4. Trả lời câu hỏi:

a) Lớp em bắt đầu vào học kì II khi nào? Lớp em bắt đầu vào học kì Iỉ khi nghỉ Tết xong.
b) Khi nào học kì II kết thúc? Học kì II kết thúc khi chúng em thi học kì II xong
c) Tháng mấy các em được nghỉ hè? Tháng sáu chúng em được nghỉ hè.

                                  CHÍNH TẢ

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2:

1. Điền chữ l hoặc n

                       Người con gái anh hùng

   Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận. Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều lần, chị Sáu dũng cảm, mưu trí, luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có lần, chị mai phục, ném lựu đạn phá cuộc tập trung của địch. Trong một trận chiến đấu, không may, chị sa vào tay quân thù. Địch dùng đủ mọi cực hình tra khảo nhưng vẫn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đảo và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.

2. Điền vần: iêt hoặc iêc

                  Tiếng bom Phạm Hồng Thái

   Biết tin toàn quyền Pháp Méc-lanh sẽ tới dự tiệc tại một nhà hàng ở Quảng Châu (Trung Quốc), các chiến sĩ cách mạng Việt Nam đặt kế hoạch tiêu diệt tên thực dân này. Công việc được giao cho anh Phạm Hồng Thái. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách chiếc cặp da bước vào phòng tiệc với vẻ bình thản. Trái bom hẹn giờ đựng trong cặp nổ tung đã diệt năm tên thực dân và làm bị thương nhiều tên khác. Bị giặc đuổi bắt, người thanh niên yêu nước đã gieo mình xuống dòng sông Châu Giang, quyết không để sa vào tay chúng.

                              Tập làm văn

   Dựa theo truyện Chàng trai làng Phù Ủng trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?

   Chàng trai ngồi bên vệ đường đan sọt.

2. Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai?

   Vì lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa thét định tại mà chàng vẫn ngồi mải mê đan sọt không nhận thấy làm cản lối đi của đoàn quân Trần Hưng Đạo nên quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời đi chỗ khác.

3. Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?

   Vì Trần Hưng Đạo nhận thấy chàng trai là người có chí khí, can đảm lại tinh thông các phép dùng binh, là một nhân tài có thể giúp ích cho đất nước.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Tuần 19
Đánh giá bài viết