A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Sao

Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời. Vì các sao ở xa nên ta thấy chúng như những điểm sáng. Xung quanh một số sao còn có các hành tinh chuyển động, giống như hệ Mặt Trời.

2. Các loại sao

 Đa số các sao tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ… không đổi trong một thời gian dài. Mặt Trời là một trong số các sao này. Ngoài ra, người ta đã phát hiện thấy có một số sao đặc biệt.

* Sao biến quang

Sao biến quang là sao có độ sáng thay đổi. Có hai loại là sao biến quang do che khuất và sao biến quang do nén dãn.

* Sao mới

Sao mới là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàn vạn lần, sau đó từ từ giảm. Lí thuyết cho rằng sao mới là một pha đột biến trong quá trình biến hóa của một hệ sao.

* Punxa, sao nơtron

Punxa và sao nơtron là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh.

– Sao nơtron được cấu tạo bởi các hạt nơtron với mật độ cực kì lớn 1014g/cm3

– Punca (pulsar) là lõi sao nơtron (với bán kính 10km) tự quay với vận tốc có thể tới 640 vòng/s và phát ra sóng điện từ mạnh. Bức xạ thu

được trên Trái Đất có dạng từ xung sáng giống như ánh sáng của một ngọn hải đăng mà tàu biển nhận được.

– Ngoài ra, trong hệ thống các thiên thể trong vũ trụ còn có lỗ đen và tinh vân.

* Tất cả các sao đều có lịch sử hình thành và phát triển của chúng.

3. Thiên hà

Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập đối với nhau. Mỗi hệ thống như vậy gồm hàng trăm tỉ sao, được gọi là thiên hà.

* Các loại thiên hà

Qua các kính thiên văn, các thiên hà hiện ra dưới nhiều dạng. Tuy nhiên, về đại thể có ba loại thiên hà chính là thiên hà xoắn thiên hà elip và thiên hà không định hình.

Đường kính của các thiên hà vào khoảng 100.000 năm ánh sáng.

* Ngân hà

– Thiên Hà của chúng ta là loại Thiên Hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 150 tỉ khối lượng Mặt Trời. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng, chứa vài trăm tỉ ngôi sao. Hệ Mặt Trời nằm trong một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm khoảng 30 nghìn năm ánh sáng và quay quanh tâm Thiên Hà với tốc độ khoảng 250km/s. .

– Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời, như một dải sáng tải ra trên bầu trời đêm, thường được gọi là dải Ngân Hà. Mặt phẳng trung tâm của dải Ngân Hà trở nên tối do một làn bụi dài.

 * Nhóm Thiên Hà. Siêu nhóm Thiên Hà

– Trong vũ trụ, các Thiên Hà có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm gồm vài chục đến vài trăm nghìn Thiên Hà. Thiên Hà của chúng ta và các Thiên Hà lân cận khác thuộc về nhóm Thiên Hà địa phương. Các nhóm Thiên Hà lại tập hợp thành siêu nhóm Thiên Hà hay Đại Thiên Hà.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI 

C1. Sao là gì? Nêu những đặc trưng chính của sao.

Trả lời

 – Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời. Vì sao ở xa nên ta thấy chúng như những điểm sáng. Sau gần nhất cách Trái Đất hàng chục tỉ km; sao xa nhất cách Trái Đất 14 tỉ năm ánh sáng (1 năm ánh sáng 8 quãng đường ánh sáng truyền đi trong 1 năm = 9,46.10km). Xung quang một số sao cũng có các hành tinh chuyển động giống như hệ Mặt Trời.

– Đa số các sảo tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ ổn định trong thời gian dài. Mặt Trời cũng là một trong số các sao.

C2. Nêu vắn tắt một số loại sao đặc biệt.

 Trả lời

+ Sao biến quang: sao có độ sáng thay đổi. Sao này có hai loại là sao biến quang do che khuất và sao biến quang do nén dãn.

+ Sao mới là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn hay hàng triệu lần sau đó từ từ giảm dần.

+ Punxa, sao nơtron là những sao bước xạ năng lượng dưới dạng những xung sáng điện từ. Ngoài ra còn có lỗ đen và các tinh vân.

C3. Thiên hà là gì? Nêu các loại thiên hà.

Trả lời

 Các sao tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và các tinh vân được gọi là thiên hà.

Có ba loại chính:

+ Thiên hà có hình dạng dẹt như các đĩa có những cánh tay xoắn ốc, chứa nhiều khí gọi là thiên hà xoắn ốc.

+ Thiên hà hình elip, chứa ít khí và khối lượng trải ra trên một dải rộng gọi là thiên hà elip.

+ Thiên hà không có hình dạng xác định, trông như những đám mây gọi là thiên hà không định hình.

C4. Thiên Hà của chúng ta thuộc loại gì? Trình bày sơ lược về Thiên Hà của chúng ta.

Giải

Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và có khối lượng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Nó là một hệ phẳng giống như một cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng chứa vài trăm tỉ ngôi sao. Hệ Mặt Trời nằm trong một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm khoảng 30 nghìn năm ánh sáng và quay quanh tâm Thiên Hà với tốc độ khoảng 250km/s. Phần trung tâm Thiên Hà có dạng một hình cầu dẹt gọi là vùng lõi trung tâm được tạo bởi các sao “già”, khí và bụi. Ngay ở trung tâm Thiên Hà có một nguồn phát xạ hồng ngoại và cũng là nguồn phát xạ sóng vô tuyến điện. Nguồn này phát ra năng lượng tương đương với độ sáng của chừng 20 triệu ngôi sao như Mặt Trời và phóng ra một luồng gió mạnh.

C. GIẢI BÀI TẬP

B1. Mặt Trời thuộc loại nào sau đây?

  1. Sao chắt trắng.
  2. Sao nơtron.
  3. Sao khổng lồ (hay sao kênh đỏ).
  4. Sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao khổng lồ.

Giải

Chọn đáp án D. Mặt Trời thuộc sao trung bình giữa sao chắt trắng và sao khổng lồ.

B2. Đường kính của một thiên hà vào cỡ:

  1. 10.000 năm ánh sáng.
  2. 100.000 năm ánh sáng.
  3. 1000.000 năm ánh sáng.
  4. 10.000000 năm ánh sáng

Giải

Chọn đáp án B. Đường kính của một thiên hà vào cỡ 100.000 năm ánh sáng.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí lớp 12 nâng cao – Bài 60: Sao thiên hà
Đánh giá bài viết