A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 

– Dùng một pin nhiệt điện nhạy nối với một điện kế G để khảo sát sự phân bố năng lượng của quang phổ liên tục. Người ta thấy ngoài vùng dải màu liên tục vẫn còn có những loại ánh sáng (hay còn gọi là bức xạ) nào đó không nhìn thấy được. 

1. Tia hồng ngoại

  • Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ (0,75um).
  • Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
  • Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 500°C, vật chỉ bức xạ tia hồng ngoại. Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 50% bức xạ hồng ngoại.
  • Nguồn phát tia hồng ngoại thường dùng là các bóng đèn có dây tóc bằng vonfram nóng sáng.
  • Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt nên được dùng để sấy hoặc sưởi.
  • Tia hồng ngoại cũng có tác dụng lên một loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại nên được dùng để chụp ảnh. Tia hồng ngoại bị hấp thụ bởi một số chất như hơi nước CO2.

2. Tia tử ngoại

  • Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (0,4um).
  • Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
  • Những vật bị nung nóng trên 3000°C phát ra tia tử ngoại rất mạnh. Nguồn phát tia tử ngoại có thể là hồ quang điện hay các đèn thủy ngân.
  • Tia tử ngoại bị thủy tinh, nước … hấp thụ rất mạnh. Thạch anh thì gần như trong suốt đối với các tia tử ngoại ở vùng tử ngoại gần.
  • Tia tử ngoại có tác dụng: 

+ Rất mạnh lên kính ảnh. 

+ Có thể làm cho một số chất phát quang. 

+ Ion hóa không khí 

+ Gây ra một số phản ứng quang hóa, phản ứng quang hợp… 

+ Sinh học: Được dùng để khử trùng, chữa bệnh còi xương.

+ Trong công nghiệp được dùng để phát hiện các vết nứt nhỏ, vết xước trên bề mặt các sản phẩm tiện. 

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI

C1. Tia hồng ngoại là gì? Nó do nguồn nào phát ra và phát ra trong những điều kiện nào? Nêu những tính chất và công dụng của tia hồng ngoại.

Trả lời 

– Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng từ 0,76um đến khoảng vài mm (lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ và nhỏ hơn bước sóng của vô tuyến).

– Đặc tính của tia hồng ngoại: 

+ Có tác dụng nhiệt rõ rệt 

+ Tác dụng lên một số loại kính ảnh 

+ Có thể gây ra hiệu ứng quang điện trong ở một số chất bán dẫn 

+ Bị hấp thụ bởi một số chất như H2O; CO2; O3

C2. Tia tử ngoại là gì? Nó do nguồn nào phát ra và phát ra trong những điều kiện nào? Nêu những tính chất và công dụng của tia tử ngoại.

Trả lời 

– Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng ngắn hơn 0,4m đến cỡ 10m.

Các vật ở nhiệt độ cao từ 2000°K trở lên bắt đầu phát ra một lượng đáng kể tia tử ngoại.

Các nguồn phát ra tia tử ngoại có thể là: hồ quang điện, đèn cao áp thủy ngân

– Đặc tính của tia tử ngoại:

+ Tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hóa không khí.

+ Kích thích sự phát quang của nhiều chất lỏng, chất rắn: có thể gây ra phản ứng quang hóa, tác dụng lên phim ảnh.

+ Bị hấp thụ mạnh bởi nước và thủy tinh.

+ Hủy hoại một số cơ thể sống và vi sinh vật, được sử dụng để khử trùng trong thực phẩm.

+ Có thể gây ra hiện tượng quang điện. 

B. GIẢI BÀI TẬP

B1. Tia hồng ngoại được phát ra: 

  1. Chỉ bởi các vật dụng được nung nóng (đến nhiệt độ cao). 
  2. Chỉ bởi mọi vật có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh. 
  3. Chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 0°C. 
  4. Bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0°K.

Giải Chọn đáp án D. Tia hồng ngoại được phát ra bởi mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0°K.

B2. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là: 

  1. Tác dụng quang điện. 
  2. Tác dụng quang học. 
  3. Tác dụng nhiệt. 
  4. Tác dụng hóa học (làm đen phim ảnh).

Giải Chọn đáp án C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

B3. Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây? 

  1. Lò sưởi điện.
  2. Lò vi sóng. 
  3. Hồ quang điện.
  4. Màn hình vô tuyến

Giải Chọn đáp án C. Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ hồ quang điện.

B4. Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây? 

  1. Quang điện.
  2. Chiếu sáng. 
  3. Kích thích sự phát quang. 
  4. Sinh lí.

Giải Chọn đáp án B. Tia tử ngoại không có tác dụng chiếu sáng (Vì nó thuộc vào miền ánh sáng không nhìn thấy được).

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí lớp 12 nâng cao – Bài 40: Tia hồng ngoại – Tia tử ngoại
Đánh giá bài viết