A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:

Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.

2. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi:

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Bố trí thí nghiệm như hình 7.1.

Hãy quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và cho nhận xét ban đầu về các tính chất sau đây của ảnh:

1. Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Vì sao.

2. Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

 

Giải

1. Là ảnh ảo vì không hứng được trên màn.

2. Ánh nhỏ hơn vật.

Kết luận: Ánh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:

1. Là ảnh (ảo) không hứng được trên màn chắn.

2. Anh (quan sát được) nhỏ hơn vật.

C2. So sánh bề rộng vùng nhìn thấy của hai gương.

Giải

Kết luận:Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được 1 vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.

C3. Trên ôtô, xe máy người ta thường lắp một gương cầu lồi ở phía trước người lái xe để quan sát ở phía sau mà không lắp một gương phẳng. Làm như thế có lợi gì ?

Giải

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.

C4. Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt một gương cầu lồi lớn (hình 7.4.SGK). Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?

Giải

Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.

 

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Gương cầu lồi là:

A. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

B. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.

C. Mặt cầu lồi trong suốt.

D. Mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.

Giải

Chọn A. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

2. Các vật nào sau đây là gương cầu lồi?

A. Kính chiếu hậu của ô tô.

B. Gương đặt ở những đoạn đường gấp khúc.

C. Mặt ngoài của cái muôi (cái muỗng) bằng inox nhẵn, bóng.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Giải

Chọn D. Các câu A, B, C đều đúng.

3. Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận đó là:

A. Gương phẳng.

B. Gương cầu lồi.

C. Gương cầu lõm.

D. A hoặc B.

Giải

Chọn B. Gương cầu lồi.

4. Hai vật giống hệt nhau, một vật đặt trước gương phẳng và một vật đặt trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Có nhận xét gì về đặc điểm của hai ảnh đó?

A. Cùng là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

B. Cùng là ảnh ảo, bằng vật.

C. Cùng là ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. Cùng là ảnh ảo.

Giải

Chọn D. Cùng là ảnh ảo.

5. Vì sao nói ảnh của một vật đặt trước gương cầu lồi là ảnh ảo?

A. Vì không hứng được ảnh đó trên màn.

B. Vì chùm sáng đi từ vật sau khi phản xạ trên gương cầu lồi đều là chùm phân kỳ.

C. Vì ảnh đó hứng được trên màn.

D. Câu A và B đều đúng.

Giải

Chọn B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kỳ nên các tia trong chùm này không cắt nhau, đường kéo dài của chúng mới cắt nhau tạo thành ảnh ảo của vật.

6. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi thì mắt ta phải:

A. Nhìn vào gương sao cho chùm tia tới chiếu vào mắt.

B. Nhìn thẳng vào vật.

C. Ở phía trước gương.

D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.

Giải

Chọn D. Nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ chiếu vào mắt.

7. Khi nhìn vào gương chiếu hậu, em thấy chiếc xe sau đang bật đèn nháy ở bên trái của xe để xin đường. Vậy theo em thì chiếc xe đi sau đang muốn rẽ trái hay rẽ phải?

Giải

Xe đang xin đường sang trái.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 7: Gương cầu lồi
5 (100%) 1 vote