B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Cho một gương phẳng (hình 6.1.SGK) và một bút chì.

a) Hãy tìm cách đặt bút chì trước gương để ảnh của nó tạo bởi gương lần lượt có tính chất sau đây:

– Song song, cùng chiều với vật.

– Cùng phương, ngược chiều với vật.

b) Vẽ ảnh của cái bút chì trong hai trường hợp trên.

Giải

Ảnh song song, cùng chiều với vật vẽ trên hình 6.1

Ảnh cùng phương, ngược chiều với vật vẽ trên hình 6.2.

C2. Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. SGK. Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn. Quan sát ảnh của cái bàn phía sau lưng. Dùng phấn đánh dấu hai điểm xa nhất P và Q ở phía hai đầu bàn có thể nhìn thấy trong gương.

PQ là bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng.

C3. Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm ?

Giải

C.2 và C.3 vùng nhìn thấy của gương giảm.

C4. Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau.

Giải thích tại sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?

Giải

Ta nhìn thấy ảnh M’ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’ (Hình 6.3)

– Vẽ M’. Đường M’O cắt gương ở I. Vậy tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắt, ta nhìn thấy ảnh M’.

– Vẽ ảnh N’ của N. Đường N’O không cắt mặt gương điểm K ra ngoài gương). Vậy không có tia phản xạ lọt vào mắt nên ta không nhìn thấy ảnh N’ của N.

Chú ý vẽ đúng kích thước và vị trí của gương, mắt và các điểm M, N như hình 6.3 SGK.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Vùng nhìn thấy của gương phẳng là:

A. Vùng nhỏ nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy.

B. Vùng nhỏ nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy.

C. Vùng rộng nhất nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy.

D. Vùng rộng nhất nằm phía sau gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy.

Giải

Chọn C. Vùng rộng nhất nằm trước gương, mắt nhìn vào gương sẽ thấy các vật trong vùng ấy.

2. Đối với gương phẳng, vùng nhìn thấy:

A. không phụ thuộc vào vị trí đặt mắt.

B. không phụ thuộc vào vị trí đặt gương.

C. phụ thuộc số lượng vật nằm trước gương.

D. phụ thuộc vào vị trí đặt mắt và gương.

Giải

Chọn D. Vì đặt mắt trước gương. Thay đổi vị trí của gương hoặc mắt thì khi nhìn vào gương, kích thước của vùng nhìn thấy thay đổi.

3. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì:

A. vùng nhìn thấy thu hẹp lại.

B. vùng nhìn thấy mở rộng ra.

C. vùng nhìn thấy không đổi.

D. vùng nhìn thấy mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc số lượng vật trước gương nhiều hay ít.

Giải

Chọn B. Khi đưa mắt đến gần gương thì vùng nhìn thấy mở rộng ra, ta quan sát được nhiều vật trước gương hơn.

4. Điều kiện để nhìn thấy ảnh của một vật trong gương là:

A. Vật đó phải nằm trước gương.

B. Vật đó phải nằm gần gương (một khoảng cách cho phép).

C. Vật đó không bị một vật nào che khuất.

D. Vật đó phải nằm trong vùng nhìn thấy của gương và không bị vật nào che khuất.

Giải

Chọn D. Vật đó phải nằm trong vùng nhìn thấy của gương và không bị vật nào che khuất

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 6: Thực hành
5 (100%) 2 votes