A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Gương phẳng:

Hàng ngày chúng ta vẫn dùng gương phẳng để soi.

Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Định luật phản xạ ánh sáng:

Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

– Góc phản xạ bằng góc tới.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.

Giải

Mặt kính cửa sổ , mặt nước, mặt tường ốp gạch men phẳng bóng.

C2. Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào ?

Giải

Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng tờ giấy chứa tia tới Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với (tia tới) và đường (pháp tuyến tại điểm tới).

Góc phản xạ luôn luôn (bằng) góc tới.

C3. Hãy vẽ tia phản xạ IR.

Giải

C4. Trên hình 4.4.SGK. vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.

a. Hãy vẽ tia phản xạ.

b.* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.

Giải

a. Tia phản xạ được vẽ trên hình 4.1a.

b. Vị trí đặt gương như hình 4.1b.

Cách vẽ: Đầu tiên vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR như đề bài đã cho.

Tiếp theo vẽ đường phân giác của góc SIR. Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương. Cuối cùng về mặt gương vuông góc với IN.

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Trường hợp nào dưới đây có thể coi là gương phẳng?

A. Tờ giấy trắng và phẳng.

B. Mặt bàn gỗ.

C. Miếng đồng phẳng được đánh bóng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải

Chọn C. Miếng đồng phẳng được đánh bóng.

2. Xác định vị trí của pháp tuyến tại điểm tới đối với gương phẳng?

A. Vuông góc với mặt phẳng gương.

B. Trùng với mặt phẳng gương tại điểm tới.

C. Ở phía bên phải so với tia tới.

D. Ở phía bên trái so với tia tới.

Giải

Chọn A. Vuông góc với mặt phẳng gương.

3. Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?

A. Hình a.

B. Hình b.

C. Hình c.

D. Hình d.

Giải

Chọn B.

4. Chiếu 1 tia tới lên gương phẳng. Biết góc tới a = 60°. Tìm góc b tạo bởi tia tới và tia phản xạ?

A. b = 120°.

B. b = 60°

C. b = 30°.

D. b = 150°.

Giải

Chọn A. Vì góc phản xạ bằng góc tới bằng 60° nên tổng 2 góc là 120°.

5. Chiếu 1 tia tới lên gương phẳng, biết góc tới i = 20°, muốn cho góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ có độ lớn 60° thì phải tăng góc tới thêm bao nhiêu độ?

A. b = 30°

B. b = 10°

C. b = 20°

D. b = 40°.

Giải Chọn B: tăng góc tới thêm 10°.

6. Chiếu 1 tia tới lên gương phẳng. Biết góc tới i = 50°. Tìm góc b tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

A. b = 50°.

B. b = 80°

C. b = 40°.

D. b = 100°.

Giải

Chọn C.

7. Cho các hình 4.la.b.c.d dưới đây, hãy:

– Vẽ tia phản xạ (hoặc tia tới).

– Xác định độ lớn của góc tới i (hoặc góc phản xạ ).

Giải

8. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp gương phẳng và phản xạ tại B.

9. Tia sáng xuất phát từ A đến gương phẳng tại 0 rồi phản xạ đến B. Hãy vẽ gương phẳng

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
5 (100%) 1 vote