A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Hai loại điện tích:

Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.

2. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử:

– Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectrôn mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

– Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectrôn, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Nhận xét:

– Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau. Thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.

– Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.

Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.

C1. Đặt thanh nhựa sẫm màu lên trục quay sau khi đã được cọ xát bằng mảnh vải khô. Đưa mảnh vải này lại gần đầu thanh nhựa được cọ xát thì chúng hút nhau. Biết rằng mảnh vải cũng bị nhiễm điện, hỏi mảnh vải mang điện tích dương hay điện tích âm? Tại sao?

Giải

Mảnh vải mang điện dương. Vì rằng hai vật bị nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải thì mang điện tích âm còn mảnh vải thì mang điện tích dương.

C2. Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật?

Giải

Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các êlectrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.

C3. Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ?

Giải

Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì rằng các vật đó chưa bị nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hòa lẫn nhau.

C4. Sau khi cọ xát, vật nào trong hình 18.5b.SGK nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? vật nào nhiễm điện dương, vật nào nhiễm điện âm ?

Giải

Trước khi cọ xát Sau khi cọ xát, như hình 18.5b, mảnh vải nhiễm điện dương (6 dấu (+) và 3 dấu “-”), thước nhựa nhiễm điện âm (7 dấu “-” và 4 dấu “+”).

Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn.

Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh polyetylen bằng miếng len. Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh polyetylen thì:

A. Thanh thủy tinh hút mảnh polyetylen.

B. Mảnh polyetylen hút thanh thủy tinh.

C. Chúng hút lẫn nhau.

D. Chúng đẩy lẫn nhau.

Giải

Chọn C. Vì thanh thủy tinh cọ xát với lụa thì nhiễm điện dương. Mảnh polyetylen cọ xát với len thì nhiễm điện âm. Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

2. Dùng các từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Điện tích của thanh thủy tinh cọ xát vào lụa là điện tích ….

Điện tích của mảnh polyetylen khi cọ xát vào len là điện tích …

A. Dương (+); âm (-).

B. Âm (-); dương (+).

C. Dương (+); dương (+).

D. Âm (-); âm (-).

Giải

Chọn A.

3. Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau. Vậy miếng lụa nhiễm điện gì?

A. Dương và thanh thủy tinh nhiễm điện âm.

B. Âm vì thanh thủy tinh nhiễm điện dương.

C. Không nhiễm điện.

D. Vừa điện dương, vừa điện âm.

Giải

Chọn B. Miếng lụa nhiễm điện âm.

4. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:

A. A và C có điện tích cùng dấu.

B. A và C có điện tích trái dấu.

C. A, B, C có điện tích cùng dấu.

D. B và C trung hòa.

Giải

Chọn C.

5. Nếu A hút B, B hút C, C đẩy D thì:

A. A và C có điện tích trái dấu.

B. B và D có điện tích cùng dấu.

C. A và D có điện tích cùng dấu.

D. A và D có điện tích trái dấu.

Giải

Trả lời chọn C.

Giả sử A nhiễm điện dương (+) hút B ⇒ B nhiễm điện âm (-).

B hút C ⇒ C nhiễm điện dương (+).

C đẩy D ⇒ D nhiễm điện âm (-).

Vậy A và D nhiễm điện trái dấu.

6. Lấy thanh thủy tinh cọ xát miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm. Sau đó ta thấy thanh thủy tinh đẩy vật B, hút vật C và hút vật D.

a. Thanh thủy tinh nhiễm điện gì?

b. Các vật B, C, D nhiễm điện gì?

c. Giữa B và C, C và D, B và D xuất hiện lực hút hay lực đẩy?

Giải

a. Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.

b. B nhiễm điện dương; C và D nhiễm điện âm.

c. B và C hút nhau, C và D đẩy nhau; B và D hút nhau.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 18: Hai loại điện tích
5 (100%) 1 vote