* Hướng dẫn kể chuyện

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.

 Bài tham khảo

Từ xưa ông cha ta thường dạy con cháu:

“Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

Đi để tăng thêm sự hiểu biết của mình, để khám phá, tìm hiểu những điều bí mật ở trong nước cũng như thế giới. Câu chuyện mà tôi sẽ kể cho các bạn nghe, nói về một cuộc thám hiểm do đô đốc Ma-gien – lăng, người Bồ Đào Nha chỉ huy với hơn hai trăm thủy thủ. Câu chuyện được bắt đầu như sau:

Ngày 20 tháng 9 năm 1919 từ cửa biển Xê-vin nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm tiến ra khơi. Đó là hạm đội do đô đốc Ma-gien-lăng chỉ huy với hơn hai trăm thủy thủ.

Vượt qua Đại Tây Dương thuận buồm xuôi gió, Ma-gien-lăng yên ổn đặt chân lên châu Mĩ, mặc dù trên đường đi, bọn Các-ta-hen đã gây cho ông khá nhiều rắc rối. Từ đây lại bắt đầu một cuộc hành trình gian khổ. Ở chỗ nào có đường biển xuyên qua châu Mĩ để sang Thái Bình Dương, chưa hề ai biết đến. Đoàn thuyền của Ma-gien-lăng phải mò mẫm trong tất cả những vịnh dọc bờ biển Nam châu Mĩ. Mùa đông đến với những đợt rét dữ dội của Nam bán cầu. Thủy thủ đã chán nản lại thêm bị đói, cực nhọc liên miên. Năm tháng trời trôi qua. Những thử thách gay go vẫn nối tiếp nhau diễn ra… Chiếc thuyền lớn nhất và phải mỏm đá vỡ tan. Thủy thủ đều thoát nạn nhưng hao hụt một phần lớn lương án dự trữ.

Cuối cùng, đoàn thám hiểm cũng đạt được mục đích: phát hiện ra eo biển nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.

Eo biển đó nằm ở cực nam châu Mĩ, sau này được đặt tên là eo biển Ma-gien-lăng để ghi công nhà hàng hải đầu tiên đi vòng quanh trái đất.

Tuy vậy con đường đi mới được một nửa, phải vượt qua Thái Bình Dương mới đến được châu Á. Những ngày gian khổ vẫn còn nhiều. Bình thường

Thái Bình Dương sóng gió êm hơn nhưng lại luôn luôn có những cơn bão dữ dội nổi lên, đe dọa nhấn chìm cả đoàn thuyền xuống đáy biển. Lại thêm một chiếc thuyền nữa mất tích. Ma-gien-lăng không hề nao núng, vẫn kiên quyết thực hiện ý định của mình. Ông hình dung đoạn đường vượt qua Thái Bình Dương cũng không dài hơn đoạn đường vượt qua Đại Tây Dương, chỉ độ hai ngàn dặm biển là cùng (khoảng 3 – 4 ngàn km). Nhưng lần này Ma-gien-lăng ước đoán sai. Thái bình Dương bát ngát, đi mãi vẫn chưa thấy bờ. Lương án cạn, nước ngọt hết sạch, thủy thủ có lúc uống cả nước tiểu. Giày cũ, thắt lưng da đều cho vào ninh nhừ làm thức ăn.

Rồi thì mọi thứ cũng hết. Mỗi ngày ít ra cũng vài ba người chết, phải ném xác xuống biển. Nhưng đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vẫn cứ thẳng tiến. May sao đoàn thám hiểm gặp một hòn đảo nhỏ. Được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm lại tiếp tục lên đường. Đoạn đường từ đó trở đi có nhiều đảo hơn, không còn phải lo thiếu thốn thức ăn nước uống nhưng lại bắt đầu xảy ra những khó khăn trong sự giao tiếp với dân cư trên các đảo.

Vì giữ lời hứa với người đứng đầu đảo Xê-bu, Ma-gien-lăng tham gia vào một trận đánh giữa dân cư đảo Xê-bu với một đảo khác. Ông đã bỏ mình trong cuộc giao tranh không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

bàn thủy thủ còn lại tiếp tục đi về phía tây, tìm đường về châu Âu. Số người sống sót mỗi ngày một hao hụt thêm. Họ phải vật lộn với sóng gió. Cuối cùng về tới bờ biển Tây Ban Nha chỉ còn lại một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ.

Thế là chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng từ châu Âu, qua Đại Tây Dương sang châu Mĩ qua Thái Bình Dương đến châu Á, qua Ấn Độ Dương trở về châu Âu. Bắt đầu ngày 20 tháng 9 năm 1519 và kết thúc ngày 8 tháng 9 năm 1522. Tính ra 1083 ngày. Mất bốn chiếc thuyền và gần hai trăm người chết dọc đường.

Mặc dù cuộc thám hiểm phải trả giá đắt nhưng tên tuổi Ma-gien-lăng và tinh thần dũng cảm của những thủy thủ ấy sẽ mãi mãi được ghi trong lịch sử tiến bộ của loài người.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 30: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đánh giá bài viết