Hướng dẫn làm bài tập

I. Nhận xét

1. Đọc bài sau: Bài Con Mèo Hung (SGK trang 112, 113).

2 – 3. Phân đoạn bài văn trên và nội dung chính của mỗi đoạn:

Mở bài (đoạn 1): Từ đầu đến với tôi đấy: Giới thiệu con mèo sẽ tả.

• Thân bài:

a) (đoạn 2): Từ Chà, nó có bộ lông đến trông thật đáng yêu:

                    Tả hình dáng con mèo.

b) (đoạn 3): Từ Có một hôm đến đùa với chú một tí: Tả hoạt động và thói quen của mèo

 • Kết bài (đoạn 4): Con mèo của tôi là thế đấy! Nêu cảm nghĩ về con mèo.

4. Từ bài văn trên nhận xét về cấu tạo bài văn miêu tả con vật:

Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần:

– Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.

– Thân bài:

+ Tả hình dáng

+ Tả thói quen, hoạt động chính của con vật

– Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.

II. Ghi nhớ (đọc SGK).

III. Luyện tập

Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn, trâu, bò…).

* Lập dàn ý chi tiết:Tả con chó.

1. Mở bài: Giới thiệu con chó nhà em (Nuôi hồi nào? Tại sao nuôi?).

– Con chó có tên gọi là Bin. Khi về nhà mới được hai tháng tuổi.

– Mục đích là để trông nhà, bắt trộm.

2. Thân bài:

a) Hình dáng tổng quát:

– Lông: màu đen tuyền, có chùm lông trắng trên đỉnh đầu.

– Cao hơn đầu gối cô chủ.

b) Các bộ phận:

– Đầu: to gần bằng trái bưởi.

– Tai: hình tam giác thường cụp xuống mang tai.

– Mắt: to, tròn, màu nâu sẫm, con ngươi quét từ chỗ này sang chỗ khác trông đáng sợ.

– Mũi: ươn ướt, đánh hơi giỏi.

– Mõm: dài, mỗi khi ngoác miệng ra để lộ những chiếc răng nhọn hoắt trắng ởn.

– Chân: bốn chân cao, có móng dài, nhọn.

– Đuôi: thường xoắn tròn và hay ngoe nguẩy mỗi khi gặp người quen.

c) Hoạt động: 

Bước đi hùng dũng, đuôi ngúc ngoắc, liếm tay liếm chân người trong nhà, khách vào thì sủa vang, biết giữ nhà, bắt trộm và coi vườn không cho gà vào phá.

3. Kết bài:

Là con vật trung thành, là người bạn thân thiết của gia đình. Chăm sóc, yêu mến.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 29: Tập làm văn: Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
Đánh giá bài viết