Tiết 1

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Yêu cầu: Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong học kì 2 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ phút. Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

– Các bài tập đọc:                      – Các bài học thuộc lòng:

• Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng       • Cửa sông

• Trí dũng song toàn                           • Đất nước

• Luật tục xưa của người Ê-đê            • Bầm ơi

• Hộp thư mật                                     Những cánh buồm

• Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân            • Nếu trái đất thiếu trẻ con.

• Một vụ đắm tàu

• Con gái

• Thuần phục sư tử

• Tà áo dài Việt Nam

• Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Lớp học trên đường. 

2. Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể theo những yêu cầu sau:

a) Câu hỏi của chủ ngữ hoặc vị ngữ.

b) Cấu tạo của chủ ngữ hoặc vị ngữ.

Tiết 2

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy hoàn chỉnh bảng tổng kết sau: 

Tiết 3

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1 tiết 1).

2. Dựa vào số liệu (SGK), em hãy lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục tiểu học của nước ta từ năm 2000 – 2001 đến năm học 2014 – 2005. Bảng thống kê tình hình phát triển giáo dục tiểu học:

3. Qua bảng thống kê trên, em rút ra những nhận xét gì? Chọn ý trả lời đúng.

a) Số trường tiểu học tăng hay giảm?

– Tăng (ý trả lời đúng)

b) Số học sinh tiểu học hàng năm tăng hay giảm?

– Giảm (ý trả lời đúng)

c) Số giáo viên tiểu học hàng năm tăng hay giảm?

– Lúc tăng, lúc giảm (ý trả lời đúng)

d) Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm tăng hay giảm?

– Tăng (ý trả lời đúng)

Tiết 4 

   Dưới đây (SGK trang 165) là một câu chuyện em đã học từ lớp 3 (Cuộc họp của chữ viết). Giả sử em là một chữ cái (hoặc một dấu câu) làm thư kí cuộc họp, em hãy viết biên bản cuộc họp ấy.

                                  Bài tham khảo

                 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                     BIÊN BẢN CUỘC HỌP LỚP 5A

1. Thời gian, địa điểm:

– Thời gian: 10h 30 ngày 10 tháng 05 năm 20…….

– Địa điểm: Lớp 5A, Trường Tiểu học Lê Đình Chính.

2. Thành viên tham dự: Các chữ cái và dấu câu.

3. Chủ tọa, thư kí.

– Chủ tọa: bác Chữ A

– Thư kí: dấu câu.

4. Nội dung cuộc họp:

– Bác Chữ A (chủ tọa) phát biểu ý kiến: Mục đích cuộc họp là tìm cách giúp đỡ để em Hoàng biết cách chấm câu.

   Hoàng lâu nay hoàn toàn không biết chấm câu, nên các đoạn văn Hoàng viết rất ngô nghê, mọi người đọc không hiểu gì cả.

– Anh Dấu Chấm đưa ra nguyên nhân: Do cậu chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào cậu ta chấm chỗ ấy.

   Bác Chữ A đưa ra cách giải quyết: Từ nay mỗi khi Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm có nhiệm vụ giám sát Hoàng thực hiện nghiêm túc điều này.

– Tất cả chữ cái và dấu câu tán thành ý kiến của bác Chữ A.

– Cuộc họp kết thúc vào lúc 11h 30, ngày 10 tháng 05 năm 20….

Người lập biên bản kí                               Chủ tọa kí

   Dấu câu                                                    Chữ A

Tiết 5

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (Đã nêu ở câu 1, tiết 1).  2. Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ (SGK trang 166) và trả lời câu hỏi:

a) Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Hãy miêu tả một hình ảnh mà em thích nhất.

Gợi ý

– Em thích hình ảnh: Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu → Bàn tay nhỏ xíu vốc cát ở biển lên, những hạt cát nhỏ li ti được ánh mặt trời chiếu vào lấp lánh nhiều màu sắc. Qua kẽ hở của bàn tay, các hạt cát nhảy xuống như mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu.

– Em thích hình ảnh:

                   Tóc bết đầy nước mặn

                   Chúng ùa chạy mà không cần tới đích

                   Tay cầm cành củi khô

   Bãi biển rộng mênh mông, với những dải cát trắng mịn, các bạn nhỏ “chạy nhảy, đùa vui. Những mái tóc ướt sũng nước biển nay được ánh nắng mặt trời chiếu vào, mái tóc dần dần khô cứng, bết lại.

– Em thích hình ảnh: Những ngọn đèn dầu tắt nội dưới màn sao.

   Buổi tối, những vì sao lấp lánh trên bầu trời chiếu ánh sáng êm dịu, trong trẻo xuống mặt đất. Các ngọn đèn dầu không cần phải thắp sáng vì đã có ánh sáng của bầu trời đêm mát mẻ.

b) Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng những giác quan nào? Hãy nêu một hình ảnh hoặc chi tiết mà em thích trong bức tranh phong cảnh ấy.

– Tác giả quan sát buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:

  • • Bằng mắt để thấy: Tóc bết đầy nước mặn, thấy trẻ em vui đùa trên bãi biển; Hoa xương rồng đỏ chói; đứa bé da nâu; Clin bay về phía sầng mây như đám cháy, Bầu trời tím lại; Những con bò đập đuôi nhai lại cỏ; Những ngọn đèn dầu tắt đội dưới màn sao; Võng dừa đưa sóng.
  • Bang tai de nghe: Sóng ồn ào; Gió ở a u u như ngàn cối xay xay lúa; Nghe thấy lời ru; Nghe thấy tiếng đập đuôi của con bò; Nghe thấy tiếng hát; Tiếng chó sủa.
  • Bằng mũi để ngửi: Mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.

– Chi tiết, hình ảnh mà em thích:

  • Tóc bết đầy nước mặn
  • Gió à à u u như ngàn cối xay xay lúa
  • Hoa xương rồng đỏ chói
  • Những ngọn đèn dầu tắt lội dưới màn sao.

Tiết 6

1. Nghe – viết: Trẻ con ở Sơn Mỹ (từ đầu đến hạt gạo của trời)

– Đọc lại đoạn viết trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.

– Viết đúng các từ: Sơn Mỹ, chảy, bết…

Viết thẳng hàng các dòng thơ.

2. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong các đề tài sau:

a) Tả một em bé đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.

                                 Đoạn văn tham khảo

   Sáng nay khi ra đồng, tôi đã nhìn thấy thằng Tí đang chăn trâu. Người nó bé tí ngồi lọt thỏm trên mình con trâu. Chiếc áo nâu đã bạc màu và chiếc quần đùi xanh ngắn cũn cỡn. Không hiểu nó từ đâu chui ra mà mặt mũi lấm lem, đen nhẻm, chỉ lộ rõ hai con mắt màu trắng mà thôi. Chiếc mũi của nó trông ngồ ngộ làm sao cứ hếch lên. Còn cái miệng lúc nào cũng cười toe toét để lộ hai cái răng sún ở cửa…

b) Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê.

                    Đoạn văn tham khảo

   Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau lũy tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyến một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng vàng dịu mát tỏa xuống, chảy tràn lan trên mặt đất, trên các cành cây, ngọn cỏ… Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp lên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ẩm. Chị gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ trồng ven đường… Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lý dịu dàng lan tỏa… Đêm quê thật đẹp và êm đềm.

                                                        (Bài làm của học sinh)

Tiết 7. BÀI LUYỆN TẬP 

A. Đọc thầm bài Cây gạo ngoài bến sông (SGK trang 168) (HS đọc).

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng.

1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?

Câu trả lời đúng: ý a) Cây gạo già; thân cây xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.

2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

Câu trả lời đúng: ý b) Cây gạo xòe thêm được một tán lá tròn vươn – cao lên trời.

3. Trong chuỗi câu “Vào mùa hoa gạo, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hùng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì”, từ bừng nói lên điều gì? 

Câu trả lời đúng: ý c) Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.

4. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?

Câu trả lời đúng: ý c) Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo, làm rễ cây trơ ra.

5. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?

Câu trả lời đúng: ý b) Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra.

6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?

Câu trả lời đúng: ý b) Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.

7. Câu nào dưới đây (SGK trang 170) là câu ghép?

Câu trả lời đúng: ý b) Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.

8. Các câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?

Câu trả lời đúng: ý a) Dùng từ ngữ nói “vậy mà”.

9. Trong chuỗi câu “Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm…”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào?

Câu trả lời đúng: ý a) Dùng từ ngữ nối và lập từ ngữ.

10. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?

Câu trả lời đúng: ý c) Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Tiết 8. KIỂM TRA
Tập làm văn

Em hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong giờ học mà em nhớ nhất.

                              Bài tham khảo

   Tôi còn nhớ như in giờ học ngày thứ tư hôm ấy, giờ học đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về cô giáo dạy tôi môn Tiếng Việt.

   Cô giáo Minh Thủy với chiếc áo dài màu hoàng yến bước vào lớp. Cô năm nay khoảng hai bảy tuổi, dáng người nhỏ nhắn, mái tóc mượt mà xõa dài chấm ngang lưng. Trên trán, lất phất một vài cọng tóc mai mỏng manh khiến cô càng duyên dáng hơn. Nổi bật trên khuôn mặt trái xoan là đôi mắt to, tròn đen nhánh.

   Hôm nay, trong tiết tập đọc cô dạy chúng tôi bài thơ Hạt gạo làng ta của tác giả Trần Đăng Khoa. Giọng cô ấm áp truyền cảm khi đọc một lần cả bài thơ. Cả lớp tôi im lặng, lắng nghe cô đọc. Sao hôm nay cô đọc hay thế nhỉ? Tôi như nuốt lấy từng lời của cô. Tiếp đến cô phân tích bài thơ, cô nói:

– Ở khổ thơ một, tác giả giới thiệu sự ra đời của hạt gạo làng ta trên mảnh đất quê hương, nơi mà tác giả đã cất tiếng khóc đầu tiên khi chào đời, nơi có dòng sông Kinh Thầy chảy qua. Hạt gạo như được tắm mình trong dòng nước đỏ phù sa phì nhiêu tươi tốt. “Có vị phù sa của sông Kinh Thầy”. Hạt gạo mang bóng dáng của cảnh đẹp làng quê: “Có hương sen thơm trong hồ nước đầy”. Chính cái hương thơm của quê hương quyện với cái ngọt ngào của phù sa do con sông bồi đắp đã làm cho hạt gạo như dẻo hơn, thơm hơn. Hạt gạo còn chứa đựng công sức vất vả của người nông dân trong đó có người mẹ của tác giả”.

   Từng lời nói của cô như gợi lên trong mỗi chúng tôi về hình ảnh của làng quê Việt Nam, những người nông dân lao động cần cù, dũng cảm khi phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, đương đầu với cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt do đế quốc Mĩ gây ra. Bằng tất cả sự hiểu biết và vốn sống của mình, cô Minh Thủy muốn đem đến cho chúng tôi cảm nhận về vai trò của người nông dân khi làm ra hạt gạo, chính họ đã cho chúng ta những bát cơm trắng, dẻo thơm trong sự “đắng cay muôn phần”.

   Giờ học đã kết thúc nhưng dường như trong mỗi chúng tôi còn đang say sưa với bài giảng của cô. Bài giảng hôm nay hay quá, có lẽ là bài mà cô tâm đắc nhất chăng? Đây chính là giờ học mà tôi có ấn tượng nhất về cô.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II 
Đánh giá bài viết