I. Hướng dẫn đọc

   Đọc diễn cảm toàn bài với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước mình. Cụ thể: Khổ thơ 1 + 2 giọng thiết tha, bâng khuâng; khổ thơ 3 + 4 nhịp nhanh hơn giọng khỏe khoắn, tự hào; khổ thơ 5 giọng chậm rãi, trầm lắng chứa chan tình cảm.

II. Trả lời câu hỏi

1. “Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.

   Những từ ngữ nói lên “Những ngày thu đã xa” đẹp và buồn:

– Những ngày thu đẹp: Sáng mát trong; Gió thổi mùa thu hương cốm mới.

– Những ngày thu buồn: Sáng chớm lạnh; Những phố dài xao xác hơi may; Người ra đi đầu không ngoảnh lại; Thêm nắng lá rơi đây.

2. Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?

   Cảnh đất nước trong mùa thu mới: rừng tre phấp phới; trời thu thay áo mới; trời thu trong biếc, nói cười thiết tha.

   Cảnh đất nước trong mùa thu mới là những cảnh đẹp và vui, nó trái ngược với cảnh “những ngày thu đã xa”. Đây là cảnh mùa thu thắng lợi trên chiến khu Việt Bắc. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thể hiện niềm vui phơi phới của thiên nhiên, của đất trời trên chiến khu Việt Bắc.

3. Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối?

– Lòng tự hào về đất nước được tự do thể hiện qua phép lặp từ ngữ: Trời xanh đây, Núi rừng đây; của chúng ta, của chúng ta... → các từ: đây, của chúng ta được lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã được tự do, đã thuộc về chúng ta.

Hình ảnh: Những cánh đồng thơm mát; Những ngả đường bát ngát; Những dòng sông đỏ nặng phù sa được miêu tả theo kiểu liệt kê nhằm mở ra một không gian bao la, rộng lớn.

– Lòng tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc thể hiện qua các từ ngữ: Nước những người chưa bao giờ khuất →đó là những con người dũng cảm, bất tử, chưa bao giờ khuất phục trước một sức mạnh nào. Họ mãi mãi sống với thời gian.

   Hình ảnh: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

                   Những buổi ngày xưa lọng nói về

Đó là tiếng nói của ông cha ta từ nghìn năm lịch sử vọng về để nhắc nhở con cháu xây dựng và bảo vệ đất nước to đẹp hơn, vững mạnh hơn.

4. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 27. Nhớ nguồn-Tập đọc. Đất nước
Đánh giá bài viết