∗ Hướng dẫn kể chuyện

Chọn một trong hai đề sau:

  1. Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.
  2. Kể một kỉ niệm về thầy cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô.

 Gợi ý:

– Những việc làm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo:

• Lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

• Học sinh đã trưởng thành nhớ ơn thầy cô giáo cũ.

• Tham gia xây dựng trường lớp khang trang, sáng sủa.

– Kỉ niệm về thầy cô:

•  Những ấn tượng, những hình ảnh tốt đẹp về thầy cô.

•  Được thầy cô khen khi làm việc tốt.

•  Được thầy cô dạy bảo, khuyên nhủ khi làm một việc sai trái.

                  Kỉ niệm về thầy cô giáo.

Tục ngữ ta có câu: “Không thấy đố mày làm nên”.

   Câu tục ngữ này nhằm khẳng định vai trò, công ơn của người thầy giáo, người đã dạy bảo ta những tri thức khoa học, đạo đức, lẽ sống … Mỗi thành công của chúng ta đều có công ơn và vai trò của người thầy. Vì vậy ta phải biết kính trọng thầy, tìm thấy mà học. 

   Câu chuyện tôi kể cho các bạn nghe chính là mang nội dung đó. Đây là một câu chuyện có thật của ba tôi khi nhớ về hình ảnh người thầy đã nâng đỡ, dạy dỗ trong suốt thời gian học ở tiểu học.

   Hồi ấy, ba tôi học lớp Hai do thầy Bùi Hữu Nghĩa chủ nhiệm. Gia đình ba tôi lúc đó nghèo lắm. Năm ấy, ông nội tôi lại bị gãy chân không đi làm được, bà tôi bị mù loà sau một cơn bệnh hiểm nghèo. Từ trước đến giờ mọi sinh hoạt trong gia đình đều do ông nội tôi đảm nhiệm. Sáng nào, ông nội cũng dậy sớm, lo cơm nước cho bà và ba tôi rồi đi đạp xích lô đến nửa đêm mới về. Mặc dù vất vả nhưng ông tôi không bao giờ than phiền. Ông rất thương ba tôi, ông thường động viên ba: “Con ráng mà học để sau này thoát khỏi cảnh nghèo khó”.

   Bây giờ hoàn cảnh gia đình thật khó khăn, ông và bà nằm đó, nhiều đêm ba tôi không ngủ được, trong lòng nung nấu một quyết định. Thế là ngày hôm sau, ba tôi nghỉ học đi nhặt ve chai. Ba đi lang thang khắp nơi trong thành phố, lê la vào những quán nhậu để lượm vỏ lon bia và nước ngọt. Những ngày đầu, ba kiếm cũng kha khá tiền mua thức ăn cho ông bà. Có lần nội tôi hỏi:

– Con lấy đâu ra tiền mà mua thuốc cho ba thế?

Ba trả lời qua quýt:

– Bạn bè chúng nó thương tình góp lại cho đấy ạ! Ba cứ yên tâm..

   Giấu được vài hôm, rồi câu chuyện bỏ học của ba tôi cũng bị bại lộ. Thấy ba nghỉ học mấy ngày mà chẳng xin phép gì cả, thầy giáo chủ nhiệm sốt ruột bèn đến nhà hỏi thăm. Giữa lúc thầy đang nói chuyện với nội thì ba tôi về nhà. Mặt mũi lọ lem, áo quần dơ bẩn, tất cả mọi người nhìn ba tôi kinh ngạc. Trong lúc ba đang lúng túng, thầy Nghĩa như hiểu được tâm trạng của ba, bèn nhẹ nhàng đi lại, xoa nhẹ lên đầu ba và nói:

– Em không phải làm việc đó. Em phải đi học lại, thầy và các bạn đang chờ em đến lớp.

   Sau đó thầy nói chuyện với nội tôi rất lâu. Ra về thầy còn nhắc nhở ba:

– Ngày mai, em đi học nhé!

   Đêm đó, ba tôi suy nghĩ rất nhiều, thế rồi sáng hôm sau, ba quyết định đi học lại.

   Cuối giờ học, thầy giáo bảo ba tôi ở lại. Thầy giảng giải, phân tích cặn kẽ mọi điều, cuối cùng, thầy đưa cho ba một phong bì trong đó có một số tiền. Thầy nói:

– Em cầm số tiền này về đưa cho ba.

   Ba tôi rất phân vân, lúng túng vì gia đình thầy giáo cũng nghèo như gia đình ba tôi. Thấy ba còn chần chừ, thầy mở cặp nhét tiền vào và còn dặn:

– Em hãy chăm chỉ học tập, mọi việc trong gia đình anh để thấy lo.

   Tối nào cũng vậy, thầy đến nhà dạy thêm cho ba những bài học mà mấy ngày qua ba tôi đã nghỉ. Thầy còn rửa vết thương, băng bó lại cho nội tôi. Sau hai tuần, chân của nội tôi khỏi hẳn, người lại tiếp tục đi làm. Mãi sau này, ba tôi mới biết, số tiền mà thầy Nghĩa đưa cho gia đình là số tiền mà thầy đã dành dụm tong suốt những năm tháng đi dạy của thầy.

   Khi nghe ba kể câu chuyện về tấm lòng của người thầy giáo, tôi thấy những giọt nước mắt đang lăn trên đôi gò má của ba. Tôi hiểu ba rất xúc động. Bất chợt, tôi ôm chầm lấy ba.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 27. Nhớ nguồn-Kể chuyện. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đánh giá bài viết