∗ Hướng dẫn làm bài tập

1. Nhận xét

1. Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép sau đây (SGK trang 38) có gì khác nhau?

   Sự khác nhau của cách nối và sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép:

a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc thật ấm.

   Câu này có 2 vế câu: Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm.

   Hai vế câu nối với nhau bằng cáp quan hệ từ nếu… thì…, thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả (vế 1 chỉ điều kiện, vế 2 chỉ kết quả).

b) Con phải mặc ấm, nếu trời rét. 

   Câu này có 2 vế câu: Con phải mặc ấm,/ nếu trời rét.

Hai vế câu được ghép với nhau bằng một quan hệ từ nếu, thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả (vế 1 chỉ kết quả; vế 2 chỉ điều kiện).

2. Tìm thêm những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết – kết quả.

Những cặp quan hệ từ có thể nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả; giả thiết – kết quả: nếu… thì…; nếu như… thì… hễ… thì…; hễ mà… thì…; giá… thì…; giá mà… thì; giả sử… thì…

Ví dụ: – Giá mà tôi cứ mua thì tôi đã có được cái bàn đó rồi.

         – Giả sử tôi cứ đi tàu thì sẽ biết mình say như thế nào.

II. Ghi nhớ: (Đọc SGK)

III. Luyện tập

1. Tìm vế câu chỉ điều kiện giả thiết), vế câu chỉ kết quả và các quan hệ từ nối chúng trong những ví dụ sau (SGK trang 39):

Về câu chỉ điều kiện và vế câu chỉ kết quả trong các ví dụ:

a) Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước (vế câu chỉ điều kiện) thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường. (vế câu chỉ kết quả)

Cặp quan hệ từ nếu … thì …

2. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống để tạo ra những câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả hoặc giả thiết – kết quả.

   Các quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống:

a) Nếu (nếu mà, nếu như) chủ nhật này đẹp trời thì chúng ta sẽ đi cắm trại.

b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.

c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.

3. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện – kết quả hoặc giả thiết – kết quả.

Các câu đã được thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp:

a) Hỗ em được điểm tốt thì ba mẹ em rất vui.

b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc gì cũng khó thành công.

c) Giá như (giá mà) Hồng chịu khó học bài thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 22. Vì cuộc sống thanh bình-Luyện từ và câu. Nối các vế câu bằng quan hệ từ
Đánh giá bài viết