Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a/ Giọng đọc: Giọng vui, nhẹ nhàng. b/ Cách ngắt nghỉ: | Nghỉ một nhịp ở chỗ có dấu phẩy, ba nhịp ở chỗ có dấu ba chấm. Các dấu còn lại nghỉ hai nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: Pu- skin, ứng tác, vô lí, chuyện lạ, ngộ nghĩnh, hãnh diện, thuở nhỏ, ngơ ngác,…

  1. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?

(Chuyện xảy ra trong một giờ văn, thầy giáo bảo một học sinh tả cảnh mặt trời mọc.) 2. Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí?

(Câu thơ nói mặt trời mọc ở đằng tây là vô lí. Vì mỗi sáng mặt trời mọc lên ở đằng đông. Buổi chiều, mặt trời lặn ở đằng tây.) 3. Pu- skin đã chữa câu thơ giúp bạn như thế nào?

(Pu-skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác để cùng với những câu thơ của bạn hợp thành một bài thơ hoàn chỉnh rất thú vị.) 4. Điều gì làm cho bài thơ của Pu- skin hợp lí?

(Trong bài thơ của Pu-skin, việc mặt trời mọc ở đằng tây cũng là một chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao, ngơ ngác tự hỏi: bây giờ là buổi sáng cần “thức dậy” hay bây giờ là buổi chiều tối phải “ngủ nữa đây??)

  1. Luyện tập 1. Đọc lại bài Mặt trời mọc ở đằng tấy 3 lần. 2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: Pu-skin, ứng tác, vô lí, chuyện lạ, ngộ nghĩnh, hãnh diện, thuở nhỏ, ngơ ngác,… 3. Ghi nhớ nội dung: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu-skin.
Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Tuần 24: Tập đọc: Mặt trời mọc ở đằng … tây
Đánh giá bài viết