Nguồn website giaibai5s.com

  1. Hãy kể cho bạn em (hoặc người thân ) nghe về một thầy cô giáo) hay một bác sĩ, một kĩ sư mà em kính trọng cảm phục. | Gợi ý

Khi làm bài tập này, các em cần chú ý một số nội dung sau:

a/ Giới thiệu về người em kể: Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi? Có mối quan hệ với gia đình em như thế nào? Hoặc em biết người đó trong trường hợp nào? Ở đâu? Bao giờ? b/ Kể cụ thể về người đó: | – Về ngoại hình: Hình dáng, mặt mũi, đầu tóc, ăn mặc … ra sao? – Về tính tình: Vui vẻ, sôi nổi hay lầm lì ít nói.

– Về hoạt động: Đã có những việc làm như thế nào khiến em cảm phục, kính trọng. c/ Tình cảm của em đối với người đó:

– Em có tình cảm như thế nào đối với người đó?

– Em học tập được những gì ở người đó? Ví dụ: Kể về thầy giáo chủ nhiệm lớp 3.

Năm lớp 1, lớp 2, em đều học ở lớp có cô giáo chủ nhiệm. Năm nay, lên lớp 3, không phải cô giáo chủ nhiệm mà là thầy giáo chủ nhiệm lớp em.

Thầy đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.

Năm nay, thầy Toàn 30 tuổi. Thầy có nước da ngăm đen trông rất khỏe mạnh. Hai mắt thầy to, sáng. Lúc nào thấy cũng mẫu mực trong cách ăn mặc. Chiếc áo sơ mi trắng gọn gàng trong chiếc quần xanh màu tím than. Tính tình thầy vui vẻ, sôi nổi. Thầy luôn luôn quan tâm đến chúng em.

Trong lớp, có bạn gia đình hoàn cảnh khó khăn, thầy đã mua đồ dùng học tập cho bạn ấy. Có bạn học còn yếu, thầy đã phân công một bạn học giỏi trong lớp giúp bạn học tập. Vì thế bạn ấy đã tiến bộ hơn rất nhiều. Đặc biệt, thầy hát rất hay. Vào tiết sinh hoạt trong tuần, thầy luôn dạy những bài hát mới cho lớp. Cả lớp hào hứng hát theo thầy. Không khí lớp học thật vui, sôi nổi. Thầy dạy rất giỏi. Trong các đợt thi kiểm tra, lớp em | luôn đạt kết quả cao. Thầy là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.

U.

n.

  1. Truyền hình đã phát rất nhiều chương trình hay về thiếu niên, nhi đồng. Em thích chương trình nào nhất? Hãy kể cho các bạn cùng nghe.

Gợi ý Nội dung kể cần đảm bảo được các ý sau: a/ Giới thiệu được:

– Truyền hình đã phát rất nhiều chương trình hay về thiếu niên, nhi đồng như: Vườn cổ tích, phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi, …

– Trong những chương trình đã xem, em thích nhất là chương trình nào? Phát trên kênh nào, đài nào? | b/ Kể về nội dung chương trình: Ví dụ: Nếu thích phim hoạt hình em phải nói được:

– Tên của phim? – Các nhân vật trong phim? . . – Sự việc diễn ra? – Kết thúc phim như thế nào?

– Nêu ý nghĩa của câu chuyện: đối với mọi người, với em. Nếu thích chương trình ca nhạc, em phải kể được:

– Buổi ca nhạc có chủ đề gì?

– Các bạn thiếu nhiên, nhi đồng biểu diễn là của trường nào? quận (huyện) nào?

– Chương trình có nhiều tiết mục không? Em thích nhất chương trình nào? Vì sao?

– Em suy nghĩ gì sau khi xem chương trình đó? c/ Cách kể:

– Đối tượng nghe em kể là bạn nên cần xưng hô thể hiện sự thân mật. – Kể to, rõ, mạch lạc, đủ ý. Kể theo trình tự nhất định, tránh lan man …

– Biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ… .. Ví dụ:

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV7) đã phát rất nhiều chương trình hay về thiếu niên, nhi đồng như : Vườn cổ tích, phim hoạt hình, ca nhạc thiếu nhi,… Tôi thích nhất chương trình ca nhạc thiếu nhi do Đội văn nghệ quận Tân Bình biểu diễn. Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe.

Chương trình nói về chủ đề biết ơn thầy, cô. Mở đầu, một bạn nữ ra giới thiệu nội dung của buổi biểu diễn. Bạn thật xinh đẹp và nói cũng thật hay. Các tiết mục rất phong phú, hấp dẫn. Có tốp ca, đơn ca nữ, đơn ca nam, có các điệu múa của các dân tộc khác nhau trên đất nước ta. Bạn hát bài Bụi phấn rất hay. Giọng bạn trong, cao. Còn các bạn trong đội múa thì ăn mặc rất đẹp và múa thật dẻo. Em thích nhất là điệu múa của dân tộc Chăm. Các bạn hóa trang rất đẹp. Mỗi bạn mặc áo váy màu xanh, choàng khăn trắng thêu kim tuyến, trông thật đẹp mắt. Những bước đi nhẹ nhàng, uyển chuyển. Những cái lắc đầu thật hấp dẫn và dễ thương. Các tiết mục như càng nổi bật dưới ánh đèn màu lung linh, huyền ảo,… . | Chương trình biểu diễn của các bạn thiếu nhi quận Tân Bình đã để lại trong tôi những ấn tượng thật đẹp. Chắc các bạn đã rất công phu trong tập luyện, trong chọn lựa tiết mục. Có lẽ vì thế mà tiết mục nào cũng có nội dung hay. Tiết mục nào các bạn cũng thể hiện rất thành công. 3. Hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.

Gợi ý Nội dung kể phải đảm bảo được các ý sau: a/ Giới thiệu về trận thi đấu:

– Trận thi đấu diễn ra giữa đội nào với đội nào? – Trận thi đấu diễn ra ở đâu? – Trận thi đấu diễn ra khi nào?

– Em là người trực tiếp tham gia hay là được chứng kiến. b/ Kể về trận thi đấu: – Quang cảnh chung của trận thi đấu:

+ Thiên nhiên, thời tiết hôm ấy ra sao?

+ Khán giả xem có đông không? – Diễn biến của trận đấu như thế nào?

+ Cách ăn mặc của các thành viên trong từng đội.

+ Các hoạt động của các thành viên và trọng tài như thế nào? – Kết quả của trận thi đấu? c/ Cảm nghĩ của em về trận thi đấu?

Ví dụ: Em đã được xem nhiều trận thi đấu thể thao nhưng em nhớ nhất là trận bóng chuyền giữa đội tuyển nữ Việt Nam với đội nữ Ô-xtrây-li-a.

Tại sân thi đấu bóng chuyền thành phố Cần Thơ, khán giả chật kín các khán đài. Đội Ô-xtrây-li-a mặc áo màu xanh pha vàng. Tuyển Việt Nam

mặc áo màu đỏ, quần đen. Hai đội ra sân để khởi động. Trong các chị ai cũng cao, cũng đẹp. Nhất là các nữ vận động viên Ô-xtrây-li-a. Có chị cao tới 1m 90. Trọng tài chính người Thái Lan. Trọng tài phụ người Việt Nam. Các trọng tài chào khán giả và kiểm tra lưới trước khi cho trận đấu bắt đầu. Tiếng còi vang lên, đội tuyển Việt Nam phát bóng trước. Ngay quả phát bóng đầu tiên, chị Hoa đã ghi điểm cho đội nhà. Tiếng hò reo vang lên. Đội tuyển Ô-xtrây-li-a cũng cho thấy sức mạnh của đội mình bằng một quả đập mạnh của cầu thủ mang áo số 6. Thế là một đều. Mỗi khi bóng ở bên phía sân của đội tuyển Việt Nam, là tiếng trống, tiếng hò la lại vang lên: “Việt Nam chiến thắng! Việt Nam chiến thắng!”. Có lẽ các vận động viên của nước bạn ngạc nhiên lắm trước lòng yêu thể thao của cổ động viên Việt Nam. Cả hai đội đều có tinh thần thi đấu rất cao. Tuy chiều cao các vận động viên đội tuyển Việt Nam không bằng chiều cao các vận động viên của Ô-xtrây-li-a nhưng lại thi đấu rất linh hoạt. Vì vậy, cuối cùng đội tuyển nữ Việt Nam đã chiến thắng đội Ô-xtrây-li-a với tỉ số 3 – 0.

Em tất tự hào về những cầu thủ của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. 4. Em hãy viết thư gửi các chú bộ đội ở hải đảo hay biên giới xa xôi để thăm hỏi và bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Gợi ý Bài làm cần đầy đủ các nội dung sau: a/ Phải đúng bố cục một lá thư. b/ Về nội dung thư:

– Thăm hỏi sức khỏe của các chú … .

– Thăm hỏi tình hình sinh hoạt của các chú ở hải đảo hoặc biên giới xa xôi.

– Bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các chú đang ngày đêm vượt qua khó khăn gian khổ ở hải đảo, biên giới xa xôi để bảo vệ Tổ quốc.

– Kể cho các chú nghe về gia đình, về bản thân mình. – Lời hứa thi đua cùng các chú …

– Lời chúc sức khỏe … c/ Hình thức trình bày:

– Đúng chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch đẹp.

Ví dụ:

| Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 12 năm 2005 Các chú kính nhớ!

Cháu xin giới thiệu: Tên cháu là Nguyễn Hải Anh, học sinh lớp 3 / 1, Trường Tiểu học Trưng Trắc, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kính thưa các chú! Xem chương trình: “Chúng tôi là chiến sĩ”, cháu rất xúc động và cảm phục trước tài năng và tình cảm của các chú. Hôm nay, cháu viết thư ra hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm tình hình sinh hoạt của các chú ngoài hải đảo xa xôi và kể cho các chú nghe về tình hình học tập của cháu và các bạn cháu trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.

Các chú có mạnh khỏe không ạ? Tình hình sinh hoạt ở ngoài hải đảo chắc là khó khăn lắm. Qua đài, báo, cháu biết được ngoài đảo hiện nay nước ngọt khan hiếm lắm. Cả nước đang hướng về Trường Sa, đang tìm mọi cách để tìm nguồn nước ngọt giúp các chú cải thiện cuộc sống hiện tại của mình. Chúng cháu vô cùng biết ơn các chú vì biết các chú luôn vượt qua những khó khăn gian khổ để chắc tay súng bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương. | Còn cháu, gia đình và các bạn cháu đều khỏe mạnh. Trong tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, chúng cháu đã đạt nhiều thành tích trong học tập, lao động và các công tác khác. Cháu được nhiều điểm 10. Cháu đã | tích cực tham gia các phong trào đền ơn, đáp nghĩa … | Thư cũng đã dài, cháu xin phép dừng bút. Một lần nữa, cháu kính chúc các chú mạnh khỏe, luôn chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc. Cháu rất mong thư của các chú.

Kính thư Cháu của các chú

Anh

Nguyễn Hải Anh 5. Viết thư để chia sẻ với một bạn nước ngoài, nơi có thảm hoạ sóng thần hoặc động đất.

Gợi ý a/ Phải đúng bố cục một lá thư. b/ Về nội dung thư:

– Thăm hỏi tình hình chung về quê bạn. – Thăm hỏi về tình hình gia đình của bạn.

– Chia sẻ với bạn về những gì gia đình, quê hương bạn phải chịu do thảm hoạ.

– Động viên khuyến khích bạn vượt qua khó khăn.

– Lời chúc sức khỏe. Ví dụ:

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-9-2005

Bạn thân mến!

Mình biết bạn qua tin tức được xem trên truyền hình trong mấy ngày qua. Vì vậy, mình liền viết thư thăm bạn, thăm gia đình bạn ngay.

| Suốt mấy ngày nay, báo chí và đài truyền hình nước mình luôn đưa tin về bão Kanun xảy ra ở nước bạn. Xem những cảnh tượng do bão gây ra mình rất xúc động. | Bạn và gia đình bạn thế nào sau thảm hoạ bão Kanun? Tất cả mọi người trong gia đình bạn có bình an, mạnh khỏe không? Nhà cửa thế nào? Trường học của các bạn ra sao? Gia đình bạn đang còn ở nơi sơ tán hay đã trở về ngôi nhà thân yêu của mình? Bạn đã tiếp tục được cắp sác trường chưa?

Tuy ở xa bạn nhưng chúng mình luôn theo dõi trên báo chí, truyền hình. Không những thế, Đội chúng mình đã có những hoạt động rất cụ thể để mong góp phần nhỏ bé làm dịu nỗi đau của các bạn sau thảm hoạ bão Kanun. Riêng mình, mình đã đập con heo đất, mang chút tiền ít ỏi tiết kiệm được đến ban chỉ huy Đội để đóng góp.

Còn mình và gia đình mình đều manh khỏe. Mình xin gửi tới bạn và gia đình bạn lời hỏi thăm, lời chia sẻ chân thành nhất.

| Hãy cố gắng vượt qua những khó khăn bạn nhé! Mình mong và tin rằng cuộc sống tốt đẹp sẽ trở lại với bạn, với gia đình và quê hương bạn.

Một người bạn Việt Nam

Hoà Nguyễn Thái Hoà

Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Phần 2: Một số gợi ý và bài làm để các em tham khảo
Đánh giá bài viết