Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a Giọng đọc: Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi ở đoạn 1, buồn, cảm động ở các đoạn sau. Những câu hỏi của các bạn nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng lo lắng, băn khoăn. Câu hỏi thăm cụ già của các bạn thể hiện sự ân cần…

b/ Cách ngắt nghỉ chỗ có dấu câu: nghỉ một nhịp chỗ có dấu phẩy. Các dấu còn lại nghỉ hai nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi, … II. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Các bạn nhỏ đi đâu?

(Các bạn về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.) 2. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn phải dừng lại?

(Các bạn gặp một cụ già đang ngồi bên vệ đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.) 3. Các bạn quan tâm đến cụ như thế nào?

(Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm. Có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.) 4. Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?

(Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.) 5. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

(Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.) 6. Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

(Ông cảm thấy lòng ấm lại vì tình cảm của các bạn nhỏ. Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.) 7. Em hãy chọn một tên khác cho truyện.

(Các em có thể chọn một trong các tên sau đây:

– Chia sẻ (vì các bạn nhỏ đã chia sẻ với ông cụ nỗi buồn, làm ông cụ | thấy lòng nhẹ hơn.)

– Những đứa trẻ tốt bụng (vì các bạn nhỏ trong truyện rất tốt bụng, giàu tình thương người.)

III. Kể chuyện | Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.

Khi kể chuyện theo lời một bạn nhỏ, các em cần thay cụm từ “đám trẻ”, “các em” bằng “chúng tôi”. | Ví dụ: Mặt trời lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, chúng tôi ra về. Chúng tôi cười nói ríu rít.

Bỗng chúng tôi dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi. Cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu. Thấy thế, tôi liền hỏi các bạn trong nhóm: . – Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ?

Các bạn bàn tán sôi nổi: – Chắc là cụ bị ốm? – Hay cụ đánh mất cái gì? – Chúng mình thử hỏi xem đi! Chúng tôi tới chỗ ông cụ. Tôi lễ phép hỏi: – Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên ấm áp: – Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp được ông đâu. Cụ ngừng lại rồi nghẹn ngào nhìn chúng tôi nói tiếp:

– Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó qua khỏi. Ông ngồi đây để chờ xe buýt đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn..

Chúng tôi lặng đi. Tất cả nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, chúng tôi còn đứng nhìn theo mãi mới ra về.

.. IV. Luyện tập

  1. Đọc lại bài tập đọc 3 lần. .
  2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi,… | 3. Ghi nhớ nội dung bài: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người thấy lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 8: Tập đọc – kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già
Đánh giá bài viết