Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a/ Giọng đọc: Giọng nhân vật “tôi”: tâm sự, nhẹ nhàng, hồn nhiên. Giọng mẹ: dịu dàng.

b/ Cách ngắt nghỉ chỗ có dấu câu nghỉ một nhịp chỗ có dấu phẩy. Các dấu còn lại nghỉ hai nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, rửa bát đĩa, vất vả, …

  1. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là gì?

(Nhân vật xưng “tôi” trong truyện này tên là Cô-li-a.) 2. Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào? (“Em làm gì để giúp đỡ cha mẹ.”)

* 3. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

(Cô-li-a khó kể ra những việc mình đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ Cô-li-a giúp việc này, việc nọ nhưng thấy con đang học lại thôi.) 4. Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra?

(Cô-li-a cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc chưa bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần…) 5. Vì sao mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?

(Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.) 6. Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?

| (Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong | bài tập làm văn.) 7. Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?

(Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều mình đã nói phải cố làm cho bằng được.)

III. Kể chuyện 1. Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Bài tập làm văn:

!

***

.

.

AL

w

.

th

www

va

wwwwwww

www

..

.

466

1

.

.

.

lời của em

.

.

. .

.

.

* Kết quả đúng: Các tranh cần sắp xếp theo đúng thứ tự như sau: 3 – 4 – 2 – 1 2. Kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em.

Khi kể bằng lời của em, nhớ thay từ “tôi” bằng tên Cô-li-a Ví dụ 1: Kể đoạn 1 bằng lời của em

Có lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Cô-li-a loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

Ví dụ 2: Kể đoạn 2 bằng lời của em

Viết đến đây, Cô-li-a bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà mẹ của Cô-li-a thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo Cô-li-a làm việc này, việc kia, nhưng thấy Cô-li-a bận học nên lại thôi. . | Cô-li-a nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn mình viết lia lịa. Thế là, Cô-li-a bỗng nhớ đã có lần mình tự giặt bít tất, bèn viết thêm: “Em còn giặt cả bít – tất nữa.”

.

– FO

1

:

9

A

Ví dụ 3: Kể đoạn 3 bằng lời của em

Tuy đã viết thêm những bài văn vẫn ngắn ngủn. Chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn như thế này? Cô-li-a nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Cô-li-a cố nghĩ rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.” Cuối cùng, Cô-li-a kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả.”

Ví dụ 4: Kể đoạn 4 bằng lời của em Mấy hôm sau, vào sáng chủ nhật, mẹ bảo Cô-li-a: : – Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!

Cô-li-a tròn xoe mắt. Nhưng rồi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà Cô-li-a đã nói trong bài tập làm văn. IV. Luyện tập

  1. Đọc lại bài tập đọc 3 lần. | 2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, rửa bát đĩa, vất vả, ..
  2. Ghi nhớ nội dung bài: Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều mình đã nói phải cố làm cho bằng được.
Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 6: Tập đọc – kể chuyện: Bài tập làm văn
Đánh giá bài viết