Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a/ Giọng đọc: Giọng kể chuyện thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm (một trăm năm, trăm tuổi, một trăm tuổi cơ…); đọc rành rẽ các chữ số chỉ ngày, tháng, năm

| b/ Cách ngắt nghỉ chỗ có dấu câu: nghỉ một nhịp chỗ có dấu phẩy. Các dấu còn lại nghỉ hai nhịp. Chỗ dấu chấm lửng nghỉ ba nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, …

.

  1. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?

(Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác… trăm tuổi.) 2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?

(Các em có thể trả lời:

– Đồng bào miền Nam rất dũng cảm, không sợ đánh Mĩ, không sợ gian khổ, hi sinh, chỉ sợ không được gặp Bác.

– Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như kính yêu một người cha trong gia đình.

– Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác.) 3. Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam được thể hiện như thế nào?

(Bác Hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam. Không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam. Mệt nặng, sắp qua đời, nhưng lúc tỉnh, Bác vẫn nhớ đến miền Nam.)

III. Luyện tập

  1. Đọc lại bài tập đọc 3 lần.
  2. Luyện đọc và viết các từ ngữ sau: miền Nam, trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, bảy mươi chín tuổi, mỉm cười, hóm hỉnh, …
  3. Ghi nhớ nội dung bài: Tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác.
Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 12: Tập đọc: Luôn nghĩ đến miền Nam
Đánh giá bài viết