Nguồn website giaibai5s.com

  1. Luyện đọc

a/ Giọng đọc: Đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát b/ Cách ngắt nghỉ: – Sau Kính gửi nhớ nghỉ hai nhịp. Sau các dòng Em tên là…, Sinh ngày Học sinh… và dòng cuối nhớ nghỉ hai nhịp. Chỗ có dấu phẩy nghỉ một nhịp. Chỗ có dấu chấm nghỉ hai nhịp.

c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên, chỉ huy, có ích, xin hứa… II. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Đơn này là của ai gửi cho ai?

(Đơn của bạn Lưu Tường Vân gửi Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học Kim Đồng.) 2. Nhờ đâu em biết được điều đó?

(Nhờ nội dung đơn ghi rất rõ địa chỉ gửi đến. Nhờ người viết đơn tự giới thiệu rất rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, tên lớp học của mình.) 3. Bạn học sinh viết đơn để làm gì?

(Bạn viết đơn để xin vào Đội.) 4. Những câu nào trong đơn cho biết điều đó? (Câu: Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa…)

  1. Nêu nhận xét về cách trình bày đơn.

– Tên Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (ghi ở góc trái). – Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn (ghi ở góc phải). – Tên đơn ở chính giữa. – Địa chỉ gửi đơn đến. – Lời hứa của người viết đơn. – Tên và chữ kí của người viết đơn.

___

III. Luyện tập 1. Đọc lại bài Đơn xin vào Đội 3 lần. 2. Tập viết vào bảng con các từ ngữ sau: Liên đội, Điều lệ, rèn luyện, thiếu niên, chỉ huy, có ích, xin hứa… 3. Tập viết một lá đơn xin vào Đội.

Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 1-Tuần 1: Tập đọc: Đơn xin vào Đội
Đánh giá bài viết