TẬP ĐỌC

Nếu chúng mình có phép lạ

 1. Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là “Nếu chúng mình có phép lạ” xuất hiện khi bắt đầu vào khổ thơ và lặp lại hai lần khi kết thúc khổ thơ. Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn thiết tha của các bạn nhỏ.

2. Mỗi khổ thơ là một điều ước của bạn nhỏ, đó là:

Khổ 1: Các bạn ước cây mau lớn để cho quả.

Khổ 2: Các bạn ước trở thành người lớn ngay để làm việc.

Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.

Khổ 4: Các bạn ước trên trái đất không còn bom đạn, những trái bom chứa toàn kẹo.

3. Giải thích ý nghĩa của cách nói:

Ước “không còn mùa đông”.

Ước hoa trái bom thành trái ngon”.

Nghĩa là:

– Ước muốn trái đất lúc nào cũng ấm áp, không còn thời tiết xấu, không còn ta hoạ đe doạ con người.

– Ước muốn thế giới hoà bình, không còn chiến tranh.

4. Cách thể hiện ước mơ trong bài thơ: Đó là những ước mơ lớn, cao đẹp, ước mơ một cuộc sống thọ ấm, ước được làm việc, không còn thiên {ai, thế giới hoà bình.

Đây là những ước mơ cao đẹp, nhưng được thể hiện một cách rất đáng yếu, rất ngộ nghĩnh theo suy nghĩ của các bạn nhỏ. Cho nên em thích. tất cả các ước mơ trong bài thơ.

 

 CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết: Trung thu độc lập (từ Ngày mai các em có quyền… đến nông trường to lớn, vui tươi ).

2. Điền vào chỗ trống các đoạn văn.

a. Những tiếng bắt đầu bằng r, d hay gi trong bài Đánh dấu mạn thuyền:

giắt, rơi, dầu, rơi, gì, dâu, rơi, dấu

b. Những tiếng có vần iên, yên hay iêng trong bài Chú dế sau lò sưởi: yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn.

3. Tìm các từ: a. Có tiếng mở đầu r, d hay gi có nghĩa sau:

– Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ.

– Người nổi tiếng: danh nhân.

– Đồ dùng để ngủ, thường làm bằng gỗ hoặc tre có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: giường.

b. Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng có nghĩa:

– Máy truyền tiếng nói: điện thoại.

– Làm cho một vật nát vụn: nghiền.

– Nâng và chuyển vật nặng: khiêng.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài

I. NHẬN XÉT

1. Đọc các tên người và tên địa lí nước ngoài.

2. Nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận.

Tên người:

Lép Tôn-xtôi gồm hai bộ phận Lép và Tôn-xtôi.

+ Bộ phận một gồm một tiếng: Lép

+ Bộ phận hai gồm hai tiếng: Tôn / xtôi.

– Mô-rít-xơ Mát-téc-lích gồm hai bộ phận: Mô-rít-xơ và Mát -téc-lích

+ Bộ phận một gồm ba tiếng: Mô-rít-xơ

+ Bộ phận hai gồm ba tiếng: Mát-téc-lích 

3. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có điểm đặc biệt:

– Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử…

Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Bắc Kinh…

Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt, viết hoa như tên tiếng Việt.

II. GHI NHỚ

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc đoạn văn sau rồi viết lại đúng những tên riêng trong đoạn văn

– Giô dép, Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Quy-lăng-xơ.

2. Viết lại các tên riêng cho đúng quy tắc:

– Tên người: An-be Anh-xtanh, Crit-xti-an An-dec-xen, I- ri Ga-ga-rian.

– Tên địa lí: Xanh Pê-téc-bua, Tô-ki-ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra.

(Trong tên riêng có những đađờ tuy là nằm trong bộ phận của tên nhưng không viết hoa, là những trường hợp ngoại lệ).

3. Các em tham dự trò chơi du lịch theo sự hướng dẫn của thầy cô.

Các em tham khảo một số tên thủ đô của một số nước.

Tên nước Tên thủ đô
Nga

Ấn Độ

Nhật Bản

Thái Lan

Anh

Lào

Cam-pu-chia

Đức

Ma-lai-xi-a

In-đô-nê-xi-a

Pháp

Mát-xcơ-va

Niu Đê-li

Tô-ki-ô

Băng Cốc

Oa-sinh-tơn

Luân Đôn

Viêng Chăn

Phnôm-pênh

Béc-lin

Cua-la Lăm-pơ

Gia-các-ta

Pa-ri

 

  KỂ CHUYỆN

Kể chuyện đã nghe đã đọc

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ biển công, phi lí.

Tìm hiểu đề bài

– Em sẽ tìm một câu chuyện đã được đọc hoặc được nghe ở trên lớp, ở nhà hay ngoài xã hội?

– Nội dung câu chuyện nói đến những ước mơ đẹp.

Tham khảo bài Em bé bán diên, ở Vương quốc Tương Lai..

– Các truyện về gương người tốt, danh nhân hoặc về khoa học viễn tưởng.

Thực hành kể chuyện: Cây bút bi không mực

Tuấn đang viết bài Tập làm văn thì cây bút bi hết mực. Chán quá! Mẹ đã cho tiền đi mua từ hôm qua, nhưng tưởng rằng bút bi còn mực nên Tuân mua một cây kem ngon. Nào ngờ, bây giờ biết làm sao? Tuân nằm lăn ra giường phàn nàn:

– Tại sao người ta không làm bút bị chỉ tra mực một lần là viết suốt đời như cái bút chì chẳng hạn?

Thế rồi Tuân tự nhủ:

Mình phải học thật giỏi, sau này là một “nhà kĩ sư” chế tạo ra cây bút bi không có mực. Nghĩa là không bao giờ hết mực trong bút.

Như vậy, sau này mình sẽ đến Vương quốc Tương Lai và chế tạo ra nhiều thứ nữa. Ví dụ: Bếp sau này không cần chất đốt hoặc điện mà vẫn thổi được cơm, nấu nước… Tuân đột nhiên phá lên cười thích thú.

Mình sẽ lấy ba mươi vị thuốc trường sinh đưa cho cô bé bán diêm để khỏi chết vì đói rét, chiều chiều đến khu vườn kì diệu ăn kem không mất tiền. Ha… ha.

 

TẬP ĐỌC

Đôi giày ba ta màu xanh

1. Những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta:

Cổ cao, ôm sát chân. Dáng thon thả vì làm bằng vải cứng màu xanh da trời của ngày thu. Phần thân giày sát cổ có hai hàng khuy, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang trông rất đẹp mắt.

2. Tác giả bài văn đã vận động được cậu bé Lái đi học. Tác giả nhớ lại hồi nhỏ mình cũng thích đôi giày như thế, nên chọn cách tặng cho bé Lái đôi giày ba ta màu xanh để vận động cậu đi học.

3. Sau này bé Lái sẽ trở thành cậu học sinh ngoan, được chị phụ trách yêu thương.

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập phát triển câu chuyện

Các em làm theo sự hướng dẫn của thầy, cô ghi lại những bài làm văn tốt, tìm ra ý hay, ý đẹp của bài văn do thầy, cô giới thiệu).

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Dấu ngoặc kép

I. NHẬN XÉT

1. Những từ ngữ và câu đặt trong ngoặc kép là lời nói của Bác Hồ.

2. Trong đoạn văn trên, khi gián tiếp dẫn lời Bác nói thì dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi dẫn lời nói trực tiếp của Bác thì dùng phối hợp dấu ngoặc kép với dấu hai chấm.

3. Trong khổ thơ, từ “lầu” được dùng với ý nghĩa tắc kè xây tổ trên cây, khác với “lậu” là nhà có tầng cao, đẹp đẽ. Dấu ngoặc kép có ý dùng từ lâu với nghĩa đặc biệt.

II. GHI NHỚ

– Học sinh tự học.

III. LUYỆN TẬP

1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn trong SGK.

Hướng dẫn

Đó là đoạn viết sau dấu hai chấm (:) và có ngoặc kép: Lời của cô giáo và lời nhân vật “tôi”.

2. Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Hướng dẫn

Lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 không phải là dạng đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt câu sau dấu gạch ngang (-) đầu dòng.

3. Em có thể đặt dấu ngoặc kép vào từ “vôi vữa” vì đây không phải là vôi vữa thật. Ngoài ra, em có thể đặt ngoặc kép vào các từ: “trường thọ”, “đoản thọ” vì ý nghĩa tượng trưng của nó.

 

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập phát triển câu chuyện

1. Dựa vào nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai (bài tập đọc tuần 7), hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian

Hướng dẫn

Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ vượt qua nhiều thử thách, đến nhiều xứ sở để tìm con chim xanh về chữa bệnh cho một bạn hàng xóm.

Hai em đã tới Vương quốc Tương Lai và gặp gỡ những người bạn sắp ra đời. Nơi hai em đặt chân đến trước là trong công xưởng xanh, ở đó hai bạn hỏi chuyện các em bé sắp ra đời sẽ làm nhiều điều kì lạ chưa từng thấy trên trái đất. Ví dụ:

– Với đôi cánh xanh, các bạn sẽ tạo ra những vật làm cho con người hạnh phúc.

– Ba mươi vị thuốc trường sinh.

– Một loại ánh sáng kì lạ.

– Một cái máy biết bay, biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.

Sau đó, hai em đến thăm khu vườn kì diệu thật là lạ:

– Chùm quả nho to đến nỗi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê.

– Những quả táo đỏ to đến nỗi Mi-tin tưởng nhầm đó là quả dưa đỏ.

– Tin-tin và Mi-tin rất lạ lùng với những gì đã thấy ở Công xưởng xanh và ở Khu vườn kì diệu. Hai em rất vui vì thấy loài người trong tương lai có những phát minh rất hay.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 8
Đánh giá bài viết