TẬP ĐỌC

Một người chính trực

Đọc nhiều lần bài văn, hiểu chú thích, bố cục và trả lời câu hỏi:

1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông quyết theo di chúc của vua Lý Nhân Tông

2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ở chỗ ông sẽ tìm người tài ba chứ không phải là người hầu hạ giỏi.

3. Nhân dân ca ngợi ông Tô Hiến Thành vì ông là người ngay thẳng, chính trực, không giải quyết công việc bằng tình cảm (đút lót, chăm sóc khi đau) mà bằng lẽ công bằng, bằng lợi ích chung của đất nước.

Bài tập bổ sung

Tìm trong bài tập đọc các loại từ ghép. Giải thích cách ghép.

M:

+ Chính trực (từ ghép đẳng lập): chính là ngay, trực là thẳng -> Chính trực là ngay thẳng.

+ Thái tử (từ ghép chính phụ): Từ chính: tử (con), từ phụ: thái (vua) → Thái tử là con vua (Chú ý: Trong từ Hán Việt từ chính thường đứng sau. Ví dụ: hải quân, cổ thụ).

CHÍNH TẢ

1. Tập viết theo yêu cầu của sách, chú ý các từ dễ sai phụ âm đầu và cuối.

2. a. Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo diều, gió nâng cánh diều.

b. Nghỉ chân chốn này/ Dân dâng một quả…

sáng một vầng trăng, trên sân, tiễn chân

Bài tập bổ sung

Tìm các từ láy có vấn đề hay âng và viết lại các từ ấy.

M: lâng lâng, vân vân…

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 

I. NHẬN XÉT

Tách các từ in đậm tra, ghi vào vở bài tập, chia ra 2 cột, ghi một bên là từ có các tiếng có âm và vần lặp nhau (Ví dụ: thầm thì: lặp phụ âm đầu) và một bên là từ có hai tiếng có nghĩa khác nhau (Ví dụ: truyện cổ: truyện: câu chuyện, cổ: xưa).

Hướng dẫn

Từ phức do tiếng có nghĩa tạo thành: truyện cổ, ông cha, đời sau, lặng in, Ba Bể.

Từ phức do lặp âm và vần: thầm thì, chầm chậm, se sẽ (còn gọi là từ láy âm, máy vần).

II. GHI NHỚ

Đọc ghi nhớ và đối chiếu với kết quả trả lời câu hỏi.

III. LUYỆN TẬP

1. Tách trong câu (a) và (b) ra từng từ in đậm, ghi vào vở bài tập, sau đó phân thành hai loại theo ghi nhớ.

Hướng dẫn

+ Từ ghép: ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ, thanh cao, vững chắc, déo dai.

+ Từ láy: nô nức, nhũn nhặn, cứng cáp.

2.

Hướng dẫn

a. Ngay thẳng (từ ghép), ngay ngắn (từ láy).

b. Thẳng tắp, thẳng hàng (từ ghép), thẳng thắn (từ láy).

c. Thật lòng, thành thật (từ ghép), thật thà (từ láy).

1 Bài tập bổ sung

Hãy phân biệt trong các từ ghép đã tìm ra ở bài tập 1, tự ghép nào là ghép đẳng lập, từ ghép nào là ghép chính phụ.

M: Ghi nhớ (đẳng lập), bờ bãi (đẳng lập).

Đặt câu với một vài từ ghép và từ láy đã tìm ra.

KỂ CHUYỆN

Một nhà thơ chân chính

1. Dựa vào tranh với hình ảnh các nhân vật và các câu hỏi gợi mở, em có thể kể một câu chuyện khác chuyện đã nghe với chủ đề như của bài tập: Nhà thơ chân chính.

Nhà thơ chân chính là nhà thơ không sợ bạo quyền, sẵn sàng chết để tố cáo bạo quyền.

Hướng dẫn

a. Tưởng tượng ra một cô bé vô tội bị trừng phạt: Sắp bị xử chết.

b. Nguyên nhân: Đó là một nhà thơ đã tố cáo sự bạo ngược của nhà vua.

c. Dân chúng đã nổi loạn để chống đối lại quyết định của vua.

d. Trước sức mạnh của nhân dân, nhà vua bắt buộc phải tha tội cho cô bé nhà thơ.

đ. Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính đã thắng bạo quyền.

 

TẬP ĐỌC

Tre Việt Nam

Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu chú thích, tìm bố cục và trả lời câu hỏi.

1. a) Học sinh tự làm.

b) Hình ảnh thể hiện tình thương yêu đồng loại: Thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu, thân gãy vẫn còn góc, mọc thành thành luỹ, áo cộc nhường cho con,…

c) Hình ảnh tượng trưng cho tính ngay thẳng: Chưa lên đã nhọn như chống, măng non có dáng thẳng.

2. Em có thể thích hình ảnh nào tuỳ ý, nhưng cần giải thích tại sao em thích.

Ví dụ: Hình ảnh búp măng non vì nó là hình ảnh của thiếu niên tiền phong.

3. Học sinh tự học.

Bài tập bổ sung

Hãy viết đoạn văn nói về tính đồng loại của cây tre. (dựa vào câu hỏi 2)

 

TẬP LÀM VĂN

Cốt truyện

I. NHẬN XÉT

1. Đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, chú ý đến sự việc chính. Các sự việc đó cần ghi tóm tắt thành 1 câu.

Hướng dẫn

– Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.

– Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.

– Dế Mèn phẫn nộ, cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bạn nhện.

– Gặp bọn nhện, Dế Mèn quát mắng, lên án sự nhẫn tâm của chúng, đốt văn tự và phá vòng vây hãm Nhà Trò.

– Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.

2. Đọc yêu cầu của đề bài, chuỗi từ: liên kết sự việc. Tìm sự liên kết thành chuỗi của các sự việc chính đã nêu ở câu hỏi 1. Từ đó khái quát thế nào là cốt truyện.

3. Đọc yêu cầu của câu hỏi, chú ý từ: Tác dụng của từng phần. Xem bài văn có thể chia ra mấy phần? Mỗi phần có ý nghĩa thế nào đối với bài văn? Từng phần bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?

Hướng dẫn

Cốt truyện gồm ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc.

– Mở đầu có tác dụng khơi nguồn cho các sự việc khác (Dế Mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc trên tảng đá).

– Diễn biến có tác dụng làm cho các sự việc chính kế tiếp nhau, nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện (Dế Mèn nghe Nhà Trò kể tình cảnh -> Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn nhện » Dế Mèn quát mắng, bắt bọn nhện xoá nợ, trả tự do cho Nhà Trò).

– Kết thúc có tác dụng nếu kết quả của các sự việc từ mở đầu qua diễn biến (nhện phải vâng lời Dế Mèn, Nhà Trò được tự do).

II. GHI NHỚ

Đọc ghi nhớ và đối chiếu với kết quả trả lời câu hỏi.

III. LUYỆN TẬP 

1. Đọc yêu cầu của bài tập, chú ý các từ: Kể ra sự việc chính theo thứ tự trong truyện. Nêu sự việc chính một cách vắn tắt bằng một câu và xếp lại thứ tự chữ cái sau:

Hướng dẫn 

bo do a → c → a → g. Sau khi xếp lại, đọc lại toàn bộ các câu để kiểm tra sự chính xác của diễn biến của cốt truyện.

2. Dựa vào thứ tự các sự việc đã được sắp lại, phát triển mỗi sự việc thành đoạn văn.

Hướng dẫn

Ngày xưa có hai anh em nhà kia, sau khi bố mẹ mất, người anh chia gia tài. Anh nhận tất cả tài sản, chỉ cho em mỗi một cây khế. Người em đành nhẫn nhục hằng ngày chăm sóc cây khế, mong cây sớm ra quả (Mở đầu sự việc: ý b).

Đến mùa, cây khế ra rất nhiều quả to, chín vàng. Một hôm có một con chim từ đâu bay đến, đậu trên cây ăn quả. Người em buồn rầu nói với chim: “Chim ăn hết khế, ta lấy gì mà sống đây?”. Nghe vậy, chim liền đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng”. Rồi chim bay đi (Diễn biến sự việc: ý d).

Người em lấy vải may một cái túi nhỏ. Vài ngày sau, chim quay lại chở người em cùng bay ra một hòn đảo vắng, có nhiều vàng bạc. Người em đựng vàng vào túi ba gang rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó, anh trở nên giàu có và thường giúp đỡ những người nghèo khó (Sự việc 3: ý a).

Ít lâu sau, người anh đến chơi, thấy em giàu có thì hết sức ngạc nhiên. Người anh gặng hỏi, người em thành thực kể lại câu chuyện. Người anh thấy vậy đòi đổi gia tài mình lấy cây khế. Người em bằng lòng (Sự việc 4: ý c).

Người anh ngày ngày chực sẵn bên cây khế. Chim lại bay đến ăn khế. Người anh giả vờ phàn nàn. Chim cũng hẹn sẽ trả ơn người anh bằng vàng. Người anh may sẵn một cái túi thật to. Khi chim đưa ra đảo, anh ta xúc thật đầy vàng vào túi to, lại còn giắt vàng vào túi quần, túi áo (Sự việc 5: ý e).

Chim cùng người anh và túi vàng bay về. Nhưng túi vàng to và nặng quá. Đến giữa biển, chim kiệt sức, nghiêng cánh. Thế là cả người anh và túi vàng rơi xuống biển (Kết thúc sự việc: ý g).

Bài tập bổ sung

Viết đoạn tiếp cuối câu chuyện và nêu một kết luận có ý nghĩa giáo dục.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về từ ghép và từ láy

1. Thử phân tích câu sau: “Trong tất cả các loại bánh trái, bánh rán là ngon hơn cả”. Câu đó có ý nghĩa coi bánh rán chỉ là một loại bánh hay là tất cả bánh trái?

Hướng dẫn

a. Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.

b. Từ bánh rán có nghĩa phân loại.

2. Đọc kĩ đề, chú ý từ in đậm (có thể viết riêng ra), xếp các từ chỉ phương tiện đi lại về một bên, các từ chỉ ruộng đồng về một bên. Từ đó đối chiếu để thấy từ nào bao quát từ nào.

Hướng dẫn

– Từ ghép có nghĩa phân loại: đường ray, xe điện, xe đạp, tàu hoả, máy bay, bầu trời (Từ tổng hợp là: các phương tiện vận tải).

– Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, hình dạng, màu sắc (các từ này có thể được phân loại, ví dụ: ruộng đồng chỉ chung ruộng, đồng, bờ kênh; đám ngô, ô ruộng lúa…).

3. Đọc đoạn văn, tách ra các từ em cho là từ láy (đã được học) đọc lên và xem xét các từ đó láy ở phần nào.

Hướng dẫn

– Láy âm đầu: nhút nhát.

– Láy vần: lao xao, lạt xạt.

– Láy toàn bộ: rào rào, he hé.

Bài tập bổ sung

Tìm 10 từ láy có cả láy âm đầu, láy vần và láy toàn bộ. Viết đoạn văn miêu tả với các từ láy đó.

– Học sinh tự làm.

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập xây dựng cốt truyện

Đọc đầu đề, sáng tạo cốt truyện với yêu cầu xây dựng ba nhân vật được xác định: bà mẹ ốm, một em bé và một bà tiên. Từ đề tài sáng tạo cốt truyện này, sách đã gợi ý xây dựng một câu chuyện về lòng hiếu thảo hoặc một câu chuyện về lòng trung thực. Từ các yêu cầu trên, cần tưởng tượng để trả lời các câu hỏi.

Hướng dẫn

Câu chuyện về lòng hiếu thảo (mẫu luyện tập) 

a. Có một gia đình nghèo chỉ có hai mẹ con. Người mẹ lại mắc bệnh nặng, chữa khắp nơi không khỏi.

b. Người con ngày ngày phải đi làm thuê cho một chủ quán để kiếm tiền nuôi mẹ. Về nhà, em lại nấu cháo, sắc thuốc, mắc màn cho mẹ ngủ, đỡ mẹ ngồi ăn, xoa bóp cho mẹ đỡ cơn đau.

c. Có người mách cho em là có một vị thầy thuốc ở trên một đỉnh núi cao, nhiều năm tu luyện, có vị thuốc chữa được bệnh cho mẹ. Thế nhưng đường đi đến đó quá xa, phải qua bao nhiêu núi đồi, sông suối hiểm trở có thú dữ, có ma quái.

d. Nghĩ thương mẹ, muốn đi tìm thuốc quý cho mẹ, nhưng người con cảm thấy bất lực. Em ôm mẹ và khóc.

đ. Một bà tiên cảm động về tình mẹ con, đã hiện ra giúp em bé vượt qua khó khăn, gian khổ trên đường đi để đến đỉnh núi. Khi gặp sông sâu, bà đã vẫy tay cho xuất hiện thuyền để chở em qua sông. Khi gặp thú dữ, bà đã hoá phép đuổi các con vật. Cuối cùng, em đã đến được nơi vị chân tu ở và xin được thuốc chữa cho mẹ.

Bài tập bổ sung

Xây dựng cốt truyện về một câu chuyện thể hiện tính trung thực theo gợi ý của sách giáo khoa.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 4
Đánh giá bài viết