TẬP ĐỌC

Thư thăm bạn

1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

Hướng dẫn

Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với bạn.

2. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng.

 Hướng dẫn

Những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng: “Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi”.

3. Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng.

Hướng dẫn

Những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng:

+ “Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.” (Khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người ba dũng cảm)

+ “Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này”. (Động viên bạn gắng vượt qua nỗi đau)

+ “Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.” (Tạo cho Hồng cảm giác yên tâm)

4. Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.

Hướng dẫn

Tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư:

+ Những dòng mở đầu nêu địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi người nhận thư.

+ Những dòng kết thúc ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư.

 

CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết

Cháu nghe câu chuyện của bà

Chiều rồi bà mới về nhà

Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.

Mọi ngày là có thế đâu

Thì ra cái mỏi là đau lưng bà!

Bà rằng: Gặp một cụ già

Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi

Một đời một lối đi về

Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!

Cháu nghe câu chuyện của bà

Hai hàng nước mắt cứ nhoà rưng rưng

Bà ơi, thương mấy là thương

Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!

Theo Nguyễn Văn Thắng

2. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:

Như …e mọc thẳng, con người không …..ịu khuất. Người xưa có câu: “…úc dẫu ….áy, đốt ngay vẫn thẳng” ……e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ….e lại là đồng …í ……iến đấu của ta. …..e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Theo Thép Mới

b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã?

 Bình minh hay hoàng hôn?

Trong phòng triển lam tranh, hai người xem nói với nhau. Một người bao:

– Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay hoàng hôn.

– Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.

– Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?

– Là bơi vì tôi biết hoạ si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Theo Đỗ Xuân Lan

Hướng dẫn

1. Học sinh tự làm.

2. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.

Theo Thép Mới

3.

Bình minh huy hoàng hôn?

Trong phòng triển lãm tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:

– Ông thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay hoàng hôn

– Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn.

– Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?

– Là bởi vì tôi biết hoạ sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Theo Đỗ Xuân Lan

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Từ đơn và từ phức

I. NHẬN XÉT

Câu sau đây có 14 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo:

Nhờ bạn/ giúp đỡ/, lại có/ chí/ học hành, nhiều năm/ liền, Hanh/ là học sinh/ tiên tiến/.

Theo Mười năm cõng bạn đi học

1. Hãy chia các từ trên thành hai loại:

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn). M: nhờ

– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức). M: giúp đỡ

2. Theo em:

Tiếng dùng để làm gì?

Từ dùng để làm gì?

Hướng dẫn

– Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là.

– Từ gồm nhiều tiếng (từ phức): giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.

– Tiếng dùng để cấu tạo từ:

+ Dùng một tiếng để cấu tạo nên 1 từ (từ đơn).

+ Dùng hai tiếng trở lên để tạo nên 1 từ (từ phức).

– Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động, đặc điểm (biểu thị ý nghĩa) cấu tạo cầu.

II. LUYỆN TẬP

1. Chép vào vở đoạn thơ và dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối đoạn. Ghi lại các từ đơn và từ phức trong đoại thơ:

Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha

Cho tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình/

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Lâm Thị Mỹ Dạ

2. Tìm trong từ điển và ghi lại:

– 3 từ đơn.

– 3 từ phức.

3. Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở bài tập 2.

M: (Đặt câu với từ đoàn kết)

* Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta.

 Hướng dẫn

1. Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha

Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /

Rất / công bằng, / rất / thông minh

Vừa / độ lượng / lại/ đa tình,/ đa mang.

Lâm Thị Mỹ Dạ

– Từ đơn: rất, vừa, lại.

– Từ phức: công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

2.

– 3 từ đơn: ốm, buồn, biển.

– 3 từ phức: hoàng hôn, mặt trời, anh hùng.

3. * Đặt câu với từ đơn.

– Hôm nay, mẹ bị ốm.

– Mùa hè vừa rồi em cùng ba mẹ đi tắm biển Vũng Tàu.

– Lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trong nắng sớm.

* Đặt câu với từ phức.

– Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng nhỏ tuổi của nước ta.

Hoàng hôn buông nhanh xuống mặt biển.

– Buổi trưa, mặt trời nóng như thiêu.

KỂ CHUYỆN

Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đề bài:

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.

Hướng dẫn

Học sinh tự kể.

 

 TẬP ĐỌC

Người ăn xin

1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Hướng dẫn

Ông lão ăn xin trong bộ dạng: Lọm khọm, mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Ông lão chìa đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin. Đó là một con người bất hạnh, đói khát, già yếu và không nơi nương thân.

2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

– Hành động của cậu bé: “Lục tin liếc túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay”.

– Lời nói: “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.”

Hướng dẫn

Lời nói và hành động của cậu bé chứng tỏ cậu vô cùng thương xót ông lão. Cậu còn tỏ ra rất tôn trọng ông lão, không hề dửng dưng, xót xa cc ông lão bằng cả tấm chân tình của mình và muốn giúp đỡ thật lòng.

3. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

Hướng dẫn

Ông lão đã nhận được từ cậu bé tình thương, sự tôn trọng và lòng thông cảm. Chính cái siết tay thật chặt, chính việc cố gắng lục tìm hết túi nọ đến túi kia để cố tìm ra một cái gì đó để cho ông lão cùng lời xin lỗi hết sức chân thành là tặng vật to lớn mà cậu đã tặng cho ông lão.

4. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

Hướng dẫn

Cậu bé đã nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm và ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

 

TẬP LÀM VĂN

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật

I, NHẬN XÉT

1. Tìm những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin. 

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu?

3. Lời nói và ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể sau đây có gì khác nhau?

a) – Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.

b) Bằng giọng khàn đặc, ông lão cảm ơn tôi và nói rằng như vậy là tôi đã cho ông rồi.

Hướng dẫn

1. – Câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé:

+ Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào.

+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

– Câu ghi lại lời nói của cậu bé:

+ Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả

2. Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu bé là một người nhân hậu, giàu tình thương người.

a) Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời của ông lão. Từ xưng hô của ông lão và cậu bé là: cháu – lão.

b) Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão.

II.LUYỆN TẬP

1. Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau:

Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

Cậu thứ hai bảo:

– Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

– Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

Tiếng Việt 2 (1988).

2. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Truyện Tấm Cám

3. Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp:

Bác thợ hỏi Hoè:

– Cháu có thích làm thợ xây không?

Hoè đáp:

– Cháu thích lắm!

Hướng dẫn

Lời dẫn trực tiếp Lời dẫn gián tiếp
Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại.

– Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.

– Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi.

2. Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo liền hỏi bà hàng nước:

– Xin cụ cho ta biết ai đã tìm những miếng trầu này?

Bà lão bảo:

– Tâu bệ hạ, trầu do chính tay già tem đấy ạ! Nhà vua gặng hỏi mãi, cuối cùng bà lão bèn thật thà nói:

– Thưa, trầu do con gái già têm.

3. Bác thợ hỏi Hoè có thích làm thợ xây không. Hoè trả lời là mình rất thích.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết

1. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng hiền.

M: dịu hiền, hiền lành

b) Chứa tiếng ác.

M: hung ác, ác nghiệt

2. Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hoà, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

(Cột có dấu + để ghi các từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. Cột có dấu – ghi các từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.)

+
Nhân hậu M: Nhân từ,… M; Độc ác…
Đoàn kết M; đùm bọc M: Chia rẽ,….

3. Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây:

a) Hiền như …….

b) Lành như ………

c) Dữ như …………………

d) Thương nhau như

4. Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?

a) Môi hở răng lạnh.

b) Máu chảy ruột mềm.

c) Nhường cơm sẻ áo.

d) Lá lành đùm lá rách.

Hướng dẫn

Từ chứa tiếng “hiền” Từ chứa tiếng “ác”.
dịu hiền, hiền lành, hiền hoà, hiền từ, hiền hậu, hiền dịu, hiền thảo,… hung ác, ác nghiệt, ác độc, tàn ác, ác quỷ, ác thú, ác ôn, tội ác,…

 

+
Nhân hậu M: nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu  M: độc ác, tàn ác, hung ác, tàn bạo
Đoàn kết M: đùm bọc, cưu mang, che chở M: chia rẽ, bất hoà, lục đục

3. a. Hiền như Bụt.

b.  Lành như đất.

c. Dữ như cọp.

d. Thương nhau như chị em gái.

4. a) Môi hở răng lạnh.

– Nghĩa đen: Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc bên ngoài răng, môi hở thì răng lạnh.

– Nghĩa bóng: Anh em ruột thịt phải che chở, đùm bọc nhau. Một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng bị ảnh hưởng theo.

b) Máu chảy ruột mềm.

– Nghĩa đen: Máu chảy thì đau tận trong ruột gan.

– Nghĩa bóng: Người thân gặp nạn, những người khác đều đau đớn.

c) Nhường cơm sẻ áo.

– Nghĩa đen: Nhường cơm, áo cho nhau.

– Nghĩa bóng: Hành động giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

d) Lá lành đùm lá rách.

– Nghĩa đen: Lấy lá lành đùm bọc lá rách cho khỏi hở.

– Nghĩa bóng: Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu; người may mắn giúp đỡ người bất hạnh, người giàu giúp người nghèo.

 TẬP LÀM VĂN

Viết thư

I. NHẬN XÉT

Dựa vào bài tập đọc Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi sau:

1. Người ta viết thư để làm gì?

2. Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?

3. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?

Hướng dẫn

1. Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi thông tin cho nhau.

2. Để thực hiện mục đích (thăm hỏi, thông báo tin tức, trao đổi thông tin cho nhau), một bức thư cần có những nội dung sau:

+ Nêu lí do và mục đích viết thư.

+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.

3. Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như sau:

+ Một bức thư thường mở đầu: Địa điểm, thời gian viết thư, lời thưa gửi.

+ Một bức thư thường kết thúc: Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư, chữ kí, họ tên của người viết thư.

II. LUYỆN TẬP

Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớn và trường em hiện nay.

Hướng dẫn

Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2015

Thuỷ xa thương!

Đã lâu lắm rồi mình và bạn không gặp nhau, cho nên hôm nay mình viết thư hỏi thăm tình hình sức khoẻ và việc học của bạn.

Dạo này Thuỷ khoẻ chứ? Gia đình Thuỷ chắc vẫn bình an phải không? Cho mình gởi lời hỏi thăm sức khỏe ba mẹ, Thuỷ nhé!

Việc học của bạn thế nào rồi? Ở trường của bạn năm nay có gì mới không? Lớp bạn có đổi giáo viên chủ nhiệm không? Thuỷ vẫn thích trò chơi xếp hình đấy chứ?

Còn mình và gia đình vẫn khỏe. Em Na nhà mình dạo này nghịch lắm. Việc học của mình vẫn bình thường. À, lớp có hai bạn mới chuyển đến. Hai bạn ấy đều học khá và rất chăm chỉ. Bây giờ thì cả lớp ai cũng mến hai bạn ấy. Lớp mình năm nay vẫn do cô Lan chủ nhiệm. Bọn mình rất vui vì điều đó!

Năm học mới này trường mình vừa xây mới thêm một thư viện. Bọn mình tha hồ mà đọc sách và học bài ở đó.

Hai cây phượng trước lớp mình, có lần mình đã kể cho Thuỷ nghe ấy, đã lớn lắm rồi! Chủ nhật vừa qua, trường mình phát động: “Ngày chủ nhật xanh”, lớp mình đã quét vôi cho gốc phượng đấy!

Mình có “huyên thuyên” lắm không nhỉ? Thuỷ đừng cười nhé, vì lâu lắm chúng mình chưa gặp nhau mà. Mình có nhiều điều muốn kể cho bạn nghe lắm, nhưng thư dài rồi, mình dừng bút đây. Cuối thư, chúc Thuỷ học thật tốt. Nhận được thư nhớ trả lời mình ngay nhé! Mình mong nhiều đấy!

Nhớ bạn lắm!

Hà An

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 3
Đánh giá bài viết