TẬP ĐỌC

Kéo co

Đọc nhiều lần bài văn, tìm hiểu chú thích, phân đoại bài văn và trả lời câu hỏi:

1.

Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ai cũng biết. Kéo co phải có hai đội, số người hai đội phải bằng nhau. Thành viên hai đội đối mặt nhau và nắm chung một sợi dây dài, từng thành viên nắm dây phải, trái kế tiếp nhau thành dãy dài. Người đứng đầu mỗi bên phải là người khoẻ nhất. Giữa hai đội có vạch ranh giới ngăn cách. Khi có lệnh, hai đội kéo dây ngược chiều nhau. Đội nào kéo tuột đội kia sang vùng ranh giới của mình là đội chiến thắng. Kéo co thường được người xem cổ vũ rất rầm rộ.

2.

– Làng Hữu Trấp tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm nam thắng, có năm nữ thắng.

3.

– Làng Tích Sơn thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chế.

4.

– Ngoài kéo co, còn có đá cầu, đấu vật, đu dây.

– Các trò chơi đó thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

– Bài tập bổ sung

  1. Kéo co rèn luyện cho con người về những mặt nào?
  2. Làm thế nào để giành thắng lợi trong môn thi kéo co?

 

CHÍNH TẢ

1.

Nghe – viết theo yêu cầu, chú ý các từ có phụ âm đầu là r, d hay gi và có vần âc hay ât.

2. Tìm và viết các từ ngữ:

a. Chứa các tiếng có âm đầu là r, d, gi có nghĩa như sau:

+ Nhảy dây (nghĩa thứ nhất).

+ Múa rối (nghĩa thứ hai).

+ Giao bóng (nghĩa thứ ba).

b. Chứa các tiếng có vần ât hoặc âc có nghĩa như sau:

Vật (nghĩa thứ nhất).

Nhấc (nghĩa thứ hai).

Lật đật (nghĩa thứ ba).

 

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi 

1.

Trò chơi rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật.

Trò chơi rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, nhảy lò cò, đá cầu.

Trò chơi rèn luyện trí tuệ: cờ tướng, xếp hình, ô ăn quan.

2. a. Thành ngữ: Chơi với lửa – Làm một việc nguy hiểm.

b. Thành ngữ: Chơi diều đứt dây – Mất trắng tay.

c. Thành ngữ: Chơi dao có ngày đứt tay – Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ.

d. Tục ngữ: Ở chọn nơi, chơi chọn bạn – Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống.

3.

a. Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

b. Chơi dao có ngày đứt tay.

– Bài tập bổ sung

Trong các trò chơi em hay chơi ở trường, em thích trò chơi nào nhất? Hãy nêu ra các từ ngữ thường dùng trong các trò chơi đó.

M: Nhảy dây: dây, người nhảy, người quay dây…

 

KỂ CHUYỆN 

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi:

a. Kể về sự thích thú với một trò chơi: “Em rất thích các trò chơi của con gái. Các trò chơi đó rèn luyện tính dẻo dai của thân thể, sự khéo léo chân tay, sự lanh lợi của đôi mắt. Nhiều bạn thích nhảy lò cò, nhảy dây, đi cà kheo, bịt mắt bắt dê. Em lại thích nhảy dây. Có khi em nhảy cả tiếng đồng hồ không chạm dây mà sức mất đi lại rất ít”.

b. Kể về việc giữ gìn đồ chơi: “Nhiều bạn của em có nhiều đồ chơi nhưng chẳng biết giữ gìn nên đồ chơi mau hỏng. Em thường quan tâm đến giữ gìn đồ chơi vì đồ chơi nếu hỏng thì chẳng còn giá trị gì. Em giữ búp bê của em rất kĩ. Em luôn đặt nó trong tủ kính. Thỉnh thoảng em lại lấy ra chơi, sửa tóc, sửa mũi, giày, áo quần của nó. Khi môi nó nhạt son, em tô thêm son vào môi và cả vào má. Khi để búp bê rơi, em có cảm tưởng mình cũng bị đau”.

c. Kể về chuyện tặng đồ chơi cho bạn nghèo: “Cạnh nhà em có nhiều bạn gia đình rất nghèo, không có đồ chơi để chơi. Nhân ngày 1/6, em nhận được nhiều đồ chơi do bố mẹ và cô giáo tặng. Em đã tặng cho các bạn hàng xóm một chiếc đèn ông sao và một con búp bê bằng vải. Các bạn ấy rất vui và xúc động. Em cùng các bạn bày đồ chơi ra cùng chơi chung”.

– Bài tập bổ sung

Kể lại nỗi buồn của em khi búp bê của em bị đánh mất.

 

TẬP ĐỌC

Trong quán ăn “Ba cá bống”

Đọc nhiều lần câu chuyện, tìm hiểu chú thích, phân tích bố cục và trả lời câu hỏi.

1.

Bu-ra-ti-nô cần tìm hiểu bí mật về kho báu mà bác rùa tốt bụng đã cho chiếc chìa khóa vàng để mở. Bu-ra-ti-nô muốn mọi điều bí mật đó ở ngay lão Ba-ra-ba, người định bắt Bu-ra-ti-nô để đoạt chiếc chìa khóa vàng

2.

Chú chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-raba uống rượu say, từ trong bình hét lên: “Kho báu ở đâu? Nói ngay!” khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ nên đã nói lộ bí mật (kho báu ở sau bức tranh trong nhà bác Các-lô).

3

Cáo A-li-xa và mèo A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã bảo với Ba-ra-ba để kiếm tiền.

Ba-ra-ba ném bình xuống sàn Vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm nhổm giữa đống mảnh vỡ. Thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.

4. Em tự chọn hình ảnh lí thú và giải thích tại sao chọn hình ảnh ấy.

– Bài tập bổ sung

Em cho biết hành động của chú bé gỗ thông minh ở chỗ nào?

 

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập giới thiệu địa phương 

 Bài tập 1

Đọc lại bài Kéo co, nắm yêu cầu của đề bài: trò chơi của địa phương nào, thuật lại trò chơi đó.

Hướng dẫn

Kéo co là trò chơi lễ hội quen thuộc ở Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Theo luật, kéo co phải đủ ba keo, bên nào kéo ngã đối phương về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng. Ở Bắc Ninh, thường tổ chức kéo co giữa nam và nữ. Có nhiều khi nữ lại thắng. Các hội thi kéo co thường được người xem hội hò reo cổ vũ rất sôi nổi. Ở Vĩnh Phúc có điểm khác thường: bên thi với nhau là các giáo trong làng; không hạn chế số người mỗi bên, có khi một bên thua được cả giáp kéo đến hỗ trợ, chuyển thua thành thắng. Ở Vĩnh Phúc, thi kéo co thường có trong mừng thắng lợi và có sự giao lưu khen ngợi giữa nam và nữ.

2.

Nếu quê em có lễ hội mà em được tham dự thì kể lại chân thật. Nếu không thì kể theo hiểu biết của em qua báo chí, truyền hình hoặc nghe ông, bà, cha, mẹ kể lại.

 Hướng dẫn

Quê em có Hội Lim. Hội Lim ở Bắc Ninh được tổ chức hằng năm vào đầu xuân, sai ngày Tết. Đến ngày hội, mọi người khắp nơi đổ về làng Lim. Trên đồi và ở những bãi đất rộng, từng đám đông tụ họp xem hát quan họ, đấu vật hay chọi gà, kéo co.

Trên những cây đu mới dựng, các cặp thanh niên nam nữ, trong trang phục cổ truyền, nhún đu bay bổng.

Các tà áo màu và khăn chít dài phấp phới theo từng nh;p đu. Trên mặt hồ rộng, những chiếc thuyền nhỏ trang trí rất đẹp, trôi nhè nhẹ.

Trên thuyền, các liền anh, liền chị say sưa hát quan họ, Hội làng quê em thật đông vui. Năm nào em cũng mong sớm đến ngày hội.

– Bài tập bổ sung

Dựa vào một bức tranh trong sách giáo khoa, hãy tưởng tượng thêm để miêu tả trò chơi trong tranh đó.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Câu kể

I. NHẬN XÉT

1.

 Hướng dẫn

Đó là câu để hỏi có dấu hỏi cuối câu.

2.

Phân biệt với câu hỏi in đậm về cách ngắt câu và nội dung câu.

Hướng dẫn

Đó là các câu kể để kể lại sự việc, thường có dấu chấm sau một câu. Các câu kể đó có khi là để tả.

“Bu-ra-ti-nô là chú bé bằng gỗ” (câu kể giới thiệu Bu-ra-ti-nô), “Chú có cái mũi rất dài” (câu tả Bu-ra-ti-nô); “chú người gỗ được bác rùa tốt bụng cho chiếc khoá vàng để mở kho báu” (câu kể sự việc).

3.

“Ba-ra-ba uống rượu đã say” (câu kể sự việc về Ba-ra-ba), “Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: “Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi” (câu kể có lời dẫn trực tiếp thể hiện ở dấu hai chấm, có gạch ngang đầu câu. Câu kể đó nói lên ý nghĩ độc ác của Ba-ra-ba).

II. GHI NHỚ

Đọc ghi nhớ và đối chiếu với kết quả trả lời các câu hỏi.

III. LUYỆN TẬP 

1. Dựa vào dấu cuối câu, đánh số các câu trong đoạn theo thứ tự từ 1 đến 2, 3… Nhận xét nội dung từng câu để nêu tác dụng của nó trong đoạn.

 Hướng dẫn

Câu 1 là câu kể về việc thả diều của lũ trẻ.

Câu 2 tả cánh diều.

Câu 3 nêu cảm xúc của người thả diều.

Câu 4 tả tiếng sáo diều.

Câu cuối nêu tưởng tượng của người thả diều khi nghe các tiếng sáo diều.

2. Đặt một vài câu kể:

a. Sau khi đi học về, em giúp mẹ nấu cơm.

b. Chiếc bút em đang dùng có màu sắc rất đẹp.

c. Tình bạn đã giúp chúng em vượt qua khó khăn trong học tập.

d. Mỗi lần được điểm tốt, em đều được bố mẹ thưởng quà.

– Bài tập bổ sung

Đặt 5 câu kể (có cả tả) để kể về một ngày làm việc và học tập của em.

 

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập miêu tả đồ vật

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.

Đọc lại các dàn ý và cách làm dàn ý đã được học, chú ý nhớ lại các cách mở bài, kết bài.

 Hướng dẫn

Chú gấu bông của em trông rất đáng yêu (mở bài trực tiếp).

Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngôi nên dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt tai, mom, gan bàn chân làm cho nó rất khác với những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt một bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng làm cho nó càng đáng yêu hơn (thân bài).

Ôm chú gấu vào lòng, em luôn thấy dễ chịu (kết bài không mở rộng).

Em luôn mơ ước có thật nhiều đồ chơi. Em cũng mong tất cả trẻ em trên thế giới luôn có đồ chơi để chơi, nhất là các em nhỏ sống nghèo khổ. Em có được chú gấu bông đáng yêu, nhưng nghĩ đến các bạn đang lang thang trên đường để kiếm sống, chắc chẳng bao giờ nghĩ đến đồ chơi mà cảm thấy chạnh lòng (kết bài mở rộng).

3. Viết một đoạn trong thân bài nói về con gấu bông.

Hướng dẫn

Gấu bông trở thành một người bạn thân thiết của em mỗi ngày (câu mở đoạn). Trước khi đi học, em đặt nó vào giá sách một cách ngay ngắn. Đi học về là em ôm gấu vào lòng, thủ thỉ với nó về niềm vui, nỗi buồn trong buổi học. Đến giờ ngồi vào bàn học, em luôn đặt gấu trước mặt như muốn nó chứng kiến thái độ học tập của em. Đi ngủ, em lại ôm nó vào lòng. Gấu bông ơi! Mình sẽ không bao giờ quên bạn đâu. (kết đoạn)

Bài tập bổ sung

Chọn một đồ chơi khác của em, lập dàn bài miêu tả về đồ chơi ấy.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 16
5 (100%) 4 votes