TẬP ĐỌC

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

1. Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.

Hướng dẫn

Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bị những phần như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.

2. Nha Trò bị bọi nhện ức hiếp, đe doạ như thế nào?

Hướng dẫn

– Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bạn nhận nhưng chưa trả được thì đã chết.

– Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả nợ được.

– Bọn nhện máy bạn đánh Nhà Trò. Lần này, chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt.

3. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

Hướng dẫn

– Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu,

– Cử chỉ và hành động: xoè cả hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.

4. Nêu một hình ảnh nhân hoá trong đoạn trích mà em thích.

Hướng dẫn 

Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bị những phấn.

5. Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Hướng dẫn

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực kẻ yếu.

 

CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (từ Một hôm… đến vẫn khóc).

Hướng dẫn

(HS tự viết)

2. Điền vào chỗ trống:

a) l hay n?

Không thể ……ẫn chị Thấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình …..ở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo ……ẳn chắc …..ịch. Đôi …..ông mày không tỉa bao giờ, mọc ……..oà xoà tự nhiên, …àm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

Theo Đào Vũ

b) an hay ang?

– Mấy chú ng…… con d…….. hàng ng… lạch bạch đi kiếm mồi.

– Lá bàng đang đỏ ngọn cây, Sếu gi…… m…… lạnh đang bay ng…… trời.

Tố Hữu

Hướng dẫn

a) Không thể lẫn chị Thấm với bất cứ người nào khác. Chị có một thân hình nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lắn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc loà xoà tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.

Theo Đào Vũ

b) – Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.

– Lá bàng đang đỏ ngọn cây

Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.

Tố Hữu

3. Giải các câu đố sau:

a) Tên một vật chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

Muốn tìm Nam, Bắc, Đông, Tây

Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

(Là cái gì?)

b) Tên một loài hoa chứa tiếng có vần an hoặc ang:

Hoa gì trắng xóa núi đồi

Bản làng thêm đẹp khi trời vào xuân.

(Là hoa gì?)

Hướng dẫn

a) Cái la bàn.

b) Hoa ban.

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Cấu tạo của tiếng

I. NHẬN XÉT

1. Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng?

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Hướng dẫn

– Dòng 1 có 6 tiếng.

– Dòng 2 có 8 tiếng.

2. Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó.

Hướng dẫn

(HS tự học)

3. Tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành?

Hướng dẫn

Âm đầu, vần và thanh.

4. Phân tích các bộ phận tạo thành những tiếng khác trong câu tục ngữ trên. Rút ra nhận xét:

a. Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

b. Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu?

Hướng dẫn

a. thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn.

b. ơi

II. GHI NHỚ

1. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận sau:

III. LUYỆN TẬP

1. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

M:

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
nhiễu nh iêu ngã

Hướng dẫn

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
nhiễu

điều

phủ

lấy

giá

gương

nh

đ

ph

l

gi

g

iêu

iêu

u

ây

a

ương

ngã

huyền

hỏi

sắc

sắc

ngang

người

trong

một

nước

phải

thương

nhau

cùng

ng

tr

m

n

ph

th

nh

c

ươi

ong

ôt

ươc

ai

ương

au

ung

huyền

ngang

nặng

sắc

hỏi

ngang

ngang

huyền

2. Giải câu đố sau:

Để nguyên, lấp lánh trên trời

Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hằng ngày.

(Là chữ gì?)

Hướng dẫn

Để nguyên là sao

Bớt âm đầu thành ao

Đáp án: là chữ sao.

 

KỂ CHUYỆN

Sự tích hồ Ba Bể 

1. Dựa vào tranh vẽ SGK trang 8 và các câu hỏi, kể lại từng đoạn trong câu chuyện em đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Hướng dẫn

Câu 1 – 2 

1. Ngày xưa, có lần xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc.

2. Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đen. Trong bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng: “Đói lắm các ông, các bà ơi!” rồi giở rá ra bốn phía, cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bị đuổi ra. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con người nông dân vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và cho bà ngủ nhờ.

Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đây không còn bà cụ ăn xin già yếu, lở loét nữa mà là một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Thấy vậy, mẹ con người nông dân rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho số phận.

3. Nhưng sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thấy giao long đầu. Trên chồng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Làng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn”.

Người mẹ vốn là một bà goá, nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: “Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện”.

Nói rồi, bà cụ biến mất trong nháy mắt. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

4. Tới hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung quanh lở dần. Lúc ấy, ai nấy đều kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng “ầm” dữ dội nổi lên, nhà cửa, người, vật đều chìm nghỉm dưới nước.

5. Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người nông dân vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức với những người bị nạn.

Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người dân địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Góa.

Truyện dân gian Việt Nam

3. Theo em, ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?

Hướng dẫn

Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái (như hai mẹ con người nông dân), khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

TẬP ĐỌC

Mę ốm

1. Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Hướng dẫn

Những câu thơ cho biết mẹ bạn nhỏ ốm: lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được; Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.

2. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?

Hướng dẫn

Cô bác xóm làng đến thăm – Người cho trứng, người cho cam – Anh y sĩ đã mang thuốc vào.

3. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?

Hướng dẫn

Nắng mưa từ những ngày xưa / Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Cả đời đi gió đi sương |Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Vì con, mẹ khổ đủ điều / Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.

Con mong mẹ khoẻ dần dần…

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca…

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

4. Học thuộc lòng bài thơ.

Hướng dẫn

(HS tự học)

5. Nêu ý nghĩa của bài thơ.

Hướng dẫn

Tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo và biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.

TẬP LÀM VĂN

Thế nào là kể chuyện?

I, NHẬN XÉT

1. Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết:

a.Câu chuyện có những nhân vật nào?

b. Các sỉ việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M: – Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn – không ai cho

c. Ý nghĩa của câu chuyện.

Hướng dẫn

a, các nhân vật:

+. Bà cụ ăn xin.

+ Mẹ con người nông dân.

+ Những người dự lễ hội (nhân vật phụ, có thể không cần nhắc đến).

b. Các sự việc xảy ra và kết quả:

+ Bà cụ xin ăn trong ngày cúng Phật nhưng không ai cho.

+ Hai mẹ con người nông dân cho bà cụ ăn xin ăn và ngủ trong nhà.

+ Đêm khuya, bà cụ hiện hình thành một con giao long lớn.

+ Sáng sớm, bà cụ cho hai mẹ con gái tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.

+ Nước lụt dâng cao, mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người.

c. Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp đồng loại, khẳng định người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Truyện còn nhằm giải thích sự hình thành hồ Ba Bể.

2. Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Hồ Ba Bể 

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lòng, Bể Lù.

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thuỷ tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì. Sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát, Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ”. Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.

Theo Dương Thuấn

– Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp, làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.

– Thuỷ tộc: các loài vật sống dưới nước.

– Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.

– Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.

Hướng dẫn 

Bài Hồ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện, mà chỉ là loại văn giới thiệu về hồ Ba Bể (dùng trong ngành du lịch, hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh).

3. Theo em, thế nào là kể chuyện?

Hướng dẫn

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.

Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

II. GHI NHỚ

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

Hướng dẫn

(HS tự học)

III. LUYỆN TẬP

1. Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.

Hướng dẫn

Buổi trưa thứ hai vừa rồi, Dương đi học về muộn vì Dương còn ghé vào quầy thuốc tây mua thuốc đau lưng cho ông nội.

Đường làng trưa đó nắng chang chang. Đi trước Dương vài bước là một cô tay bồng con nhỏ, vai khoác túi, lại xách thêm một chiếc bàn. Có lẽ cô ở xa về thăm quê. Cô đi chậm, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, chắc đã mệt vì vừa phải bế con trên tay lại mang xách nhiều đồ đạc. Dương rảo bước cho kịp cô rồi cất tiếng chào:

– Cô về làng đấy ạ! Cháu cũng về làng. Cô đưa cháu mang đỡ đồ cho. Thấy Dương nói vậy, cô tỏ vẻ mừng rỡ chuyển chiếc bàn cho Dương.

Chiếc làn khá nặng. Hèn chi cô mệt mỏi vậy. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện nên Dương mới biết cô đã rời làng mười năm trước đi xây dựng khu kinh tế mới. Nhận được tin em trai sắp cưới vợ, cô về dự đám cưới. Lâu ngày xa quê, giờ mới được trở về, cô có vẻ vui lắm. Đứa con của cô rất kháu khỉnh. Được đi thế này, cu cậu có vẻ rất thích nên thỉnh thoảng lại toét miệng cười với Dương.

Mải vui chuyện, chẳng mấy chốc mẹ con cô và Dương đã về đến cổng làng.

2. Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Hướng dẫn

Những nhân vật trong câu chuyện: Dương, người phụ nữ có con nhỏ. Ý nghĩa của câu chuyện: Quan tâm, giúp đỡ nhau là một nếp sống đẹp.

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về cấu tạo của tiếng

1. Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu sau:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Tiếng Âm đầu Vần Thanh
hoài h oai huyền

Hướng dẫn

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

Khôn

ngoan

đối

đáp

người

ngoài

cùng

một

mẹ

chớ

hoài

đá

nhau.

kh

ng

đ

đ

ng

ng

g

c

m

m

ch

h

đ

nh

 

ôn

oan

ôi

ap

ươi

oai

a

ung

ôt

e

ơ

oai

a

au

 

ngang

ngang

sắc

sắc

huyền

huyền

huyền

huyền

nặng

nặng

sắc

huyền

sắc

ngang

2. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên.

Hướng dẫn

Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là: ngoài – hoài (vần giống nhau là vần: oai)

3. Ghi lại từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các cặp tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Tố Hữu

Hướng dẫn

– Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt, xinh – nghênh.

– Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt – thoắt (vần: oăt).

– Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn: xinh – nghênh (vần: inh – ênh)

4. Qua các bài tập trên, em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?

Hướng dẫn

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau – giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

5. Giải câu đố sau:

Bớt đầu thì bé nhất nhà

Đầu đuôi bỏ hết hoá ra béo tròn

Để nguyên, mình lại thon thon

Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.

(Là chữ gì?)

Hướng dẫn

Dòng 1: Chữ bút bớt đầu thành chữ út.

Dòng 2: Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ u (mập).

Dòng 3, 4: Để nguyên thì chữ đó là chữ bút.

 

 TẬP LÀM VĂN

Nhân vật trong truyện

I. NHẬN XÉT

1. Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp:

a. Nhân vật là người.

b. Nhân vật là vật (con vật, đồ vật, cây cối,…).

Hướng dẫn

2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a. Dế Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu).

b. Mẹ con người nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể).

Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

Hướng dẫn

a. Nhân vật Dế Mèn khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa để bênh vực những kẻ yếu. Căn cứ để nêu nhận xét trên: lời nói và hành động của Dế Mèn khi che chở, giúp đỡ Nhà Trò.

b. Trong Sự tích hồ Ba Bể: Mẹ con người nông dân giàu lòng nhân ái. Căn cứ để nêu nhận xét: cho bà cụ ăn xin ăn, ngủ trong nhà, hỏi bà cụ cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp những người gặp trận lụt.

II. GHI NHỚ

1. Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… được nhân hoá.

2. Hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.

Hướng dẫn

(HS tự học)

III. LUYỆN TẬP 

1. Nhân vật trong câu chuyện sau đây là những ai? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao bà có nhận xét như vậy?

Ba anh em

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.

Ăn cơm xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phải xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói: – Ba cháu là ba anh em ruột mà chẳng giống nhau. Ni-ki-ta thắc mắc:

– Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà?

Bà mỉm cười:

– Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?

Theo Giét-xtép

– Gù: (tiếng chim) kêu trầm và nhẹ.

Hướng dẫn

– Nhân vật trong truyện là bà ngoại và ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca.

– Nhận xét của bà về tính cách từng đứa cháu: Ni-ki-ta chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình. Gô-sa láu lỉnh. Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.

– Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu.

– Bà có nhận xét như vậy là nhờ quan sát hành động của mỗi cháu:

  • Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi, không giúp bà dọn bàn.
  • Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để khỏi phải dọn bàn.
  • Chi-ôm-ca thương bà, giúp bà dọn dẹp. Em còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu, nhặt mẩu bánh vụn trên bàn cho chim ăn.

2. Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:

a. Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.

b. Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.

Hướng dẫn

Bạn Quốc Thái lớp em đang nô đùa, chạy nhảy với bạn bè trong sân trường, vô tình chạy xô vào bé Khánh Hà lớp 1A, Khánh Hà loạng choạng, ngã úp mặt xuống sân cỏ, bật khóc. Quốc Thái hốt hoảng chạy lại, đỡ Khánh Hà đứng dậy, dỗ em nín khóc. Sau đó, Quốc Thái lấy ra một hộp sữa tươi Nuti và bảo: “Anh đền em hộp sữa này để xin lỗi em nhé!”.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 1
Đánh giá bài viết