Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia năm 2011, trong quá trình ôn luyện, HS cần chú ý một số định hướng cụ thể sau đây:

a) Phạm vi kiến thức cần ôn luyện

Về phạm vi ôn luyện: nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12.

Thứ nhất, HS cần lưu ý nội dung đề thi Ngữ văn không đơn giản chỉ là các văn bản, tác phẩm văn học được học trong SGK mà còn là những nội dung và yêu cầu về kĩ năng tiếng Việt và làm văn nữa, trong đó có yêu cầu về phương pháp – một yêu cầu thường ít được HS chú ý. Chẳng hạn, chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt đối với HS lớp 12 yêu cầu không chỉ nằm được nội dung của một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Việt Nam sau năm 1945 mà còn biết cách đọc hiểu các tác phân văn xuôi trong giai đoạn này, biết cách vận dụng các thao tác nghị luận và một bài văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học).

Như thế, cần hiểu phạm vi ôn luyện không chỉ là những văn bản tác phẩm cụ thể của riêng phần Văn học.

Thứ hai, nói phạm vi ôn luyện chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12 không có nghĩa là nội dung kiến thức, kĩ năng chỉ giới hạn trong lớp này mà khi làm bài (nhất là với các HS khá, giỏi), rất cần mở rộng, liên hệ với những nội dung nằm ở các lớp khác. Như thế, khi ôn luyện, HS cần chú ý tập trung vào lớp 12 nhưng cũng cần ôn lại một số nội dung liên quan ở các lớp dưới. Thực ra, nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng viết, kĩ năng đọc hiểu văn bản là kết quả rèn luyện của HS trong một thời gian dài chứ không phải chỉ riêng lớp cuối cấp này.

Do yêu cầu phân hoá nên những nội dung mở rộng ngoài chương trình lớp 12 có thể nằm trong các câu hỏi khó.

Thứ ba, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tập trung yêu cầu HS vận dụng, giải quyết vấn đề là chính. Như vậy, phần ngữ liệu, nhất là đối với phần Đọc hiểu, thường sẽ là các văn bản mới, HS chưa được học nhưng không mang tính chất đánh đố, bắt bí. Đề thi trích dẫn văn bản, sau đó yêu cầu HS vận dụng những gì đã học vào việc thực hành giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

Vì thế, HS không nên quá băn khoăn về vấn đề phạm vi ôn luyện. Điều quan trọng là cần trang bị cho mình phương pháp đọc, cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá,… một vấn đề về văn học hoặc đời sống xã hội). Như thế thì dù đề thi đưa ra ngữ liệu gì, thuộc phạm vi nào, HS vẫn có thể giải quyết được.

Tuy nhiên, để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi THPT quốc gia năm 2021, HS cần chú ý tập trung ôn luyện các nội dung cơ bản sau:

Với phần Đọc hiểu: Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, ngi liệu cho phần Đọc hiểu là một đoạn trích hoặc văn bản không có trong SGK. Song, để phù hợp với trình độ của HS, để thường lựa chọn những văn bản có đặc điểm sau:

+ Độ dài của văn bản: khoảng 150 – 300 chữ.

+ Đề tài của văn bản đọc hiểu rất đa dạng, phong phú nhưng nội dung thường đề cập đến những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đạo đức, mang tính thời sự cao và thường là các vấn đề đặt ra đối với thế hệ trẻ như học gạo, học tủ, nghiện game, nghiện mạng xã hội; sống ích kỉ, thờ ơ với những người xung quanh,…

      + Kiều loại văn bản: Có thể là văn bản văn học hoặc văn bản khoa học (lịch sử, địa lí, khoa học tự nhiên,…) hoặc các bài viết về thời sự, chính trị, văn hoá,… được trích dẫn từ các phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, đài phát thanh, internet,…).

      + Độ phức tạp (độ khó) được xác định là tương đương với văn han HS đã được học trong chương trình lớp 12, cụ thể là tương đương về nội dung, cách viết, cách diễn đạt; về các thuật ngữ, khái niệm và đặc biệt là cách hỏi (câu hỏi / yêu cầu).

      – Với phần Làm văn: Nội dung và yêu cầu của câu nghị luận xã hội gắn với phần Đọc hiểu, dựa vào kết quả đọc hiểu. Tuy nhiên, cần chú ý là đề thường chỉ lấy một ý trong phần Đọc hiểu thông qua một vài câu mang tính chất danh ngôn để yêu cầu người viết phát biểu, nêu ý kiến, trình bày suy nghĩ của mình.

      Với câu nghị luận văn học, phạm vi ôn luyện tập trung vào các tác phẩm/ đoạn trích thuộc chương trình và SGK lớp 12. Cụ thể, HS cần tập trung ôn tập một số tác phẩm đoạn trích sau đây:

     + Chương trình lớp 12: Văn học Việt Nam (từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX) bao gồm:

  • Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh 
  • Tây Tiến – Quang Dũng 
  • Việt Bắc (trích) – Tố Hữu
  • Đất Nước (trích) – Nguyễn Khoa Điềm 
  • Sóng – Xuân Quỳnh 
  • Người lái đò Sông Đà (trích) – Nguyễn Tuân 
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường 
  • Vợ nhặt – Kim Lân 
  • Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài 
  • Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành 
  • Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu 
  • Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ

Riêng hai tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo với chương trình giáo dục thường xuyên là hại văn bản đọc thêm nên không thuộc phạm vi ra để trong kì thi THPT quốc gia năm 2021.

+ Bên cạnh việc chú trọng ôn luyện các tác phẩm trong chương trình lớp 12, HS cũng nên lưu ý tới một số tác phẩm văn học Việt Nam bao gồm cả văn học trung đại và văn học hiện đại trong chương trình lớp 11. Ở đây chỉ nêu một số tác phẩm đoạn trích đầu thế kỉ XX mà chúng tôi thấy cần lưu ý, bao gồm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Hạnh phúc của một tang gia (trích) (Vũ Trọng Phụng); Chí Phèo (Nam Cao); Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử); Từ ấy (Tố Hữu); Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích) (Nguyễn Huy Tưởng).

+ Lịch sử văn học: Ngoài các văn bản văn học cụ thể nêu trên, để làm tốt các cấu nghị luận văn học, HS cần chú ý 2 bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 (lớp 11)Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (lớp 12) vì các dạng nghị luận văn học không chỉ gồm nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hoặc nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi mà còn có dạng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

+ Các tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân. Nam Cao, Xuân Diệu.

+ Văn học nước ngoài gồm hai tác phẩm sau: Ông già và biển cả (trích) (Hê-minh-uê), Số phận con người (trích) (Sô-lô-khốp)

b) Yêu cầu về mức độ và số lượng câu hỏi

– Để đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh, đề thi phải bao gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao. Nghĩa là, đề thi phải đánh giá được thí sinh ở cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đối với môn Ngữ văn, yêu cầu về các mức độ nêu trên cần được hiểu đúng bản chất và phù hợp với đặc trưng của môn học.

+ Nhận biết nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời được câu hỏi: No là gì? Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu như:

  • Nhận diện thể loại phương thức biểu đạt phong cách ngôn ngữ của văn bản đoạn trích;
  • Nội dung chính của văn bản, ý nghĩa của cụm từ, câu, đoạn cụ thể trong văn bản;
  • Chỉ ra chi tiết hình ảnh/ biện pháp tu từ thông tin,… nổi bật trong văn bản/ đoạn trích;
  • Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản đoạn trích.

Câu trả lời cũng không cần nêu chính xác định nghĩa, khái niệm mà chỉ cần nêu, miêu tả, giới thiệu đúng đặc điểm của sự vật, hiện tượng và quan trọng hơn là nhận ra được sự vật, hiện tượng ấy trong thực tế. Ví dụ câu 3 của đề thi năm 2020 (đợt 1): Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.

 + Thông hiểu nghĩa là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng (thường phải suy luận, không tìm thấy trực tiếp câu trả lời trong văn bản đoạn trích). Một số yêu cầu thường gặp về thông hiểu là:

  • Khái quát chủ đề, nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đoạn trích đề cập;
  • Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản đoạn trích; • Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác gia;
  • Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng hiệu quả của việc sử dụng thể loại phương thức biểu đạt/ từ ngữ/ chi tiết hình ảnh/ biện pháp tu từ,… trong văn bản đoạn trích;
  • Giải thích vì sao? Tại sao?
  • Hiểu được một số nét đặc sắc về nghệ thuật theo đặc trưng thể loại (thơ truyện kịch/ kí,…) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản/ đoạn trích.

Để đánh giá mức độ thông hiểu, người ta thường yêu cầu trả lời câu hỏi: Thế nào?/ Là gì? (chẳng hạn như câu 4 phần Đọc hiểu của đề thi năm 2020 (đợt 1): Anh/ chị có đồng tình với nhận định của tác giả: “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai? Vì sao? Để trả lời các câu hỏi này, HS phải lí giải và lập luận nhằm chứng minh cách hiệu của mình là có cơ sở chứ không phải chỉ là đoán mò, nhớ máy móc, hình thức. Tuy nhiên, hình thức đánh giá mức độ thông hiệu của HS rất đa dạng, không phải chỉ hỏi khái quát như trên mà có thể kiểm tra bằng nhiều cách khác nhau.

+ Vận dụng: Trong môn Ngữ văn, vận dụng chính là biết thực hành tạo lập trong giao tiếp (nói, viết). Vận dụng là biết làm theo, “bắt chước” những mẫu mã” để tạo ra sản phẩm của mình. Các câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng thường yêu cầu tạo ra một sản phẩm tương tự. Cụ thể, để đánh giá khả năng vận dụng của HS, có thể yêu cầu:

  • Nhận xét đánh giá về tư tưởng quan điểm tình cảm thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản đoạn trích;
  • Nhận xét về một giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản đoạn trích; 
  • Rút ra bài học về tư tưởng nhận thức; 
  • Rút ra thông điệp cho bạn thân; 
  • Nêu quan điểm ý kiến đánh giá của bản thân và lí giải vì sao.

Ví dụ: như câu 1 phần Làm văn của đề thi năm 2020 (đợt 1): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày.

+ Vận dụng cao là mức độ cao hơn vận dụng, chỉ độ khó của yêu cầu thực hành tổng hợp, kết hợp cả kĩ năng đọc hiểu và viết; đòi hỏi phải có sự sáng tạo; phải vận dụng được khả năng phân tích, tổng hợp để rút ra những kết luận, nhận xét, đánh giá theo quan điểm của mình. Hình thức đánh giá mức độ vận dụng cao chủ yếu là yêu cầu HS viết bài văn hoàn chỉnh như phần Làm văn của đề thi năm 2020 (đợt 1 và đợt 2):

 Câu 1 Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

Em ơi em 

Hãy nhìn rất xa 

Vào bốn nghìn năm Đất Nước 

Năm tháng nào cùng người người lớp lớp 

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta 

Cần cù làm lụng 

Khi có giặc người con trai ra trận 

Người con gái trở về nuôi cái cùng con 

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh 

Nhiều người đã trở thành anh hùng 

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ 

Nhưng em biết không 

Có biết bao người con gái, con trai 

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi 

Họ đã sống và chết 

Giản dị và bình tân 

Không ai nhớ mặt đặt tên 

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước 

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng 

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái 

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói 

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân 

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái 

Có ngoại xanh thì chống ngoại xâm 

Có hội thì thì vùng lên đánh bại

Đề Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, 

Đất Nước của ca dao thần thoại.

 (Trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.121) 

Câu 2. Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng 

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Nai giang thành lũy sắt dày 

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù 

Mênh mông bốn mặt sương mù 

Đất trời ta ca chiến khu một lòng.

Ai vì ai có nhớ không? 

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao – Lạng nhớ sang Nhị Hà… 

Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng nai nạn.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đến thăm thẳm sương dày 

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền 

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui vẻ

Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019 tr.112 – 113)

c) Cách ôn luyện

Đề thi Ngữ văn nói riêng và các môn học nói chung ngày càng đổi mới theo hướng đánh giá năng lực, yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận, vận dụng. Vì thế, việc ôn tập theo lối học thuộc văn mẫu, chép lại nguyên văn bài giảng, tài liệu sẽ không có hiệu quả, nhất là đối với phần Đọc hiểu và câu nghị luận xã hội. Với những câu hỏi này, HS chỉ có thể bám sát vào yêu cầu của đề để trả lời. Đối với câu nghị luận văn học cũng cần thay đổi thói quen không suy nghĩ kì, không chú ý yêu cầu cụ thể của đề bài, cứ thấy tên tác phẩm, tác giả quen thuộc là viết tất cả những gì mình biết về tác phẩm, tác giả ấy cho được nhiều trang, trong khi đề bài chỉ yêu cầu viết về một khía cạnh nào đó của tác giả hay tác phẩm. Ví dụ: với đề bài “Phân tích vẻ đẹp hào hùng của người lính trong bài thơ Tây Tiến” thì HS chỉ nên tập trung vào một khía cạnh là vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến, không cần phân tích và chứng minh toàn bộ vẻ đẹp của hình tượng người lính, cũng không cần phân tích toàn bộ bài thơ hay nếu tất cả những gì mình biết về nhà thơ Quang Dũng.

Do thời gian làm bài giảm đáng kể (chỉ còn 120 phút) nên cần chú ý cấu trúc và yêu cầu của đề thi, độ khó của các câu hỏi, tỉ lệ điểm,… để phân bổ thời lượng cho hợp lí nhằm hoàn thành tất cả các phần, các câu của đề. HS cảm thấy câu/ phần nào mình nắm vững thì làm trước.

d) Đề câu hỏi mở và cách lập 1 cho đế/ câu hỏi mở

Một trong những thay đổi của việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn là việc tăng cường ra các đế câu hỏi mở để kích thích sự suy nghĩ độc lập, độc đáo và sáng tạo của HS.

– Thế nào là một đề/ câu hỏi mở? Về hình thức, đó là loại đề/ câu hỏi chị nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài mà không nêu mệnh lệnh về thao tác lập luận (như kiểu hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích,…) hoặc phương thức biểu đạt (như hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,…). Về nội dung, người viết có thể nêu lên nhiều ý kiến, nhiều cách lập luận và lí giai khác nhau xuất phát từ nhiều góc nhìn khác nhau, thậm chí có thể ngược nhau, miễn là có lí, có sức thuyết phục.  

Đề câu hỏi mở khác với loại đề câu hỏi có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về thao tác cụ thể (có thể gọi là dạng đề câu hỏi đóng, đè/ câu hỏi khép kín). Để câu hỏi mơ không phải là dạng để câu hỏi hoàn toàn mới mẻ. Dạng đề/ câu hỏi này đã được đưa vào SGK Ngữ văn thí điểm từ năm 2000, đại trà từ năm 2002. Đây cũng không hẳn là dạng đề/ câu hỏi thuộc phần nâng cao hay phổ thông nhưng dùng loại đế/ câu hỏi này để phân hóa trình độ của HS trong kiểm tra, đánh giá thì rất phù hợp.

– Ví dụ về một số đề/ câu hỏi mở:

Ví dụ 1: Trong bài thơ Giục giã, nhà thơ Xuân Diệu viết:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 Anh/ Chị suy nghĩ gì về quan niệm trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) ghi lại những suy nghĩ ấy.

Ví dụ 2: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”.

Ví dụ 3: Thu Giang – Nguyễn Duy Cần viết:

Không có gì khó bằng biết quên mình, tạm thời biết dẹp bo thành kiến cùng lòng trệt ghét riêng tư của mình để đi vào tâm hồn ke khác.

(Để thành nhà văn, NXB Trẻ, H., 2014)

Anh/ Chị có tán thành câu nói trên không? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Có thể thấy điểm chung của các đề câu hỏi theo dạng mở là chỉ nêu lên một đề tài, một vấn đề để người viết bàn luận và làm sáng tỏ. Yêu cầu về đề tài, vấn đề cần bàn luận là yêu cầu bắt buộc mà mỗi đề câu hỏi phải có. Tuỳ vào vấn đề, đề người viết lựa chọn và quyết định những nội dung cần triển khai và các thao tác lập luận cần sử dụng. Rất ít thấy những đề câu hỏi nêu yêu cầu về kiểu bài hoặc thao tác lập luận. Nhìn chung là người viết phải sử dụng nhiều thao tác lập luận, soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ và thể hiện rõ chính kiến của mình: tán thành, phản đối hay vừa tán thành vừa phê phán, phản đối. Đấy chính là dạng đề câu hỏi mơ theo quan niệm ở trên.

Nhằm khuyến khích những suy nghĩ đa dạng, phong phú của nhiều đối tượng HS khác nhau, xu hướng để câu hỏi mơ ngày càng trở nên phổ biến. Theo tinh thần đó, SGK Ngữ văn mới từ cấp THCS đến THPT đã có nhiều thay đổi trong cách ra đề từ những năm 2000 trở lại đây.

Dạng đều câu hỏi mở có những điểm hay nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Cái hay của dạng đề/ câu hỏi này là phần hoá được đối tượng HS, người viết bài rất khó chép được “văn mẫu”, phải tự mình suy nghĩ và viết ra những ý nghĩ của chính mình… Điểm hạn chế của dạng đề câu hỏi này là ở chỗ khá khó đối với những HS trung bình và cũng khó làm đáp án cho rõ ràng, rành mạch, người chấm bài phải rất “vững tay”. Đáp án cho dạng đề/ câu hỏi này cũng phải là “đáp án mơ”, tức là không nên bó chặt người viết vào một số ý nào đó mà chỉ nêu định hướng về cách giải quyết. Còn nội dung cụ thể thì để cho HS tự xác định, tự bộc lộ và trình bày. Người chấm căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của HS mà đánh giá, cho điểm. Chất lượng của bài viết cùng không thể lấy ngắn dài mà đo được. Vấn đề là HS cần viết gãy gọn, sáng sủa, trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách trung thực, chân thành.

– Cách triển khai ý cho đề/ câu hỏi mở:

+ Trước một đề/ câu hỏi hay thì việc phân tích, tìm hiểu cho kĩ càng, sâu sắc đã khó, xây dựng cho được một dàn ý tương đối hoàn chỉnh và hợp lí lại càng khó hơn bởi trước một vấn đề của cuộc sống xã hội hoặc văn chương, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Và do vậy, ít khi có một đáp án duy nhất, đặc biệt là loại đề phân tích, bình giảng một tác phẩm. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là trước một đế văn, ai thích nói gì thì nói, ngay cả với việc phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học cũng vậy. Nhà trường tôn trọng, khuyến khích tất cả những cách cảm thụ và kết quả tiếp nhận của cá nhân mỗi HS. Cách hiểu cách trình bày và diễn đạt của ai đó có thể rất khác người nhưng tất cả đều phải có lí, phải có sức thuyết phục. Vì thế, trước một đề văn dù muốn hay không người ra để cùng như người viết bài cũng phải nêu lên được cách hiểu (nhận thức đề) và những ý cơ bản cần phải đạt được trong bài viết, tức là phải hình thành được hệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề.

+ Để tìm ý cho đề/ câu hỏi, một trong những cách tương đối có hiệu quả là người viết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kĩ càng và thấu đáo hơn.

– Đáp án cho đề/ câu hỏi mở: Đây cũng là vấn đề cần lưu ý vì nó liên quan đến cách làm (của HS) và cách chấm điểm (của GV). Đáp án mở không nên nêu ra tất cả các ý phải có theo nhận thức của người ra để mà cần để một khoảng trống cho những ý kiến riêng, sự sáng tạo của HS. Tuy nhiên, không thể không nêu lên một số ý cốt lõi mà bạn thân để câu hỏi yêu cầu phải có. Vì thế, đáp án mở thường được gọi là gợi ý làm bài. Chẳng hạn với câu nghị luận xã hội sau đây:

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 1 kiến của Steve Jobs: “Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làn những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.”

Gợi ý làm bài cho câu hỏi mở này có thể nêu như sau:

+ Yêu cầu cần đạt: Viết đoạn văn nghị luận, khoảng 200 chữ (theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp,…); xác định đúng vấn đề cần nghị luận (cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời); thể hiện quan điểm về vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích ý kiến hoặc bình luận về ý kiến (thể hiện sự đồng tình phản đối vừa đồng tình, vừa phản đối,…); lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

+ Tham khảo một số hướng triển khai bài viết sau:

  • Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc (tin rằng đó là việc tuyệt vời) sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại (bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan) để thành công. Không thể làm một việc thành công nếu không tin đó là việc tốt (tuyệt vời). 
  • Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó. Ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc. 
  • Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

  Đây là câu hỏi mơ nhưng không phải muốn viết thế nào cũng được. HS cần căn cứ theo cách hiểu của mình để sắp xếp cấu trúc bài viết cho hợp lí

Câu hỏi yêu cầu HS thể hiện chính kiến của mình và vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bác bỏ, bình luận,…) cũng như có thể kết hợp các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, tự sự,…

 

Định hướng ôn tập Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn
Đánh giá bài viết