I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ.

– Biết được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ.

– Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung.

– Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch.

– Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

– Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

– Dịch vụ sản xuất: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng; kinh doanh tài sản, tư vấn.

– Dịch vụ công cộng: khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống

– Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các figành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp; đồng thời tiêu thụ sản phẩm của các ngành đó.

– Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

– Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.

B. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta

1. Đặc điểm phát triển.

– Tỉ trọng lao động: 25%, tỉ trọng giá trị trong cơ cấu GDP: 38,5% (năm 2002).

– Hiện nay, phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế

– Nhiều công ti nước ngoài đã mở các hoạt động dịch vụ ở Việt Nam, nhiều nhất trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,….

– Thách thức; việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

2. Đặc điểm phân bố

– Phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư:

+ Các thành phố lớn, thị xã, đồng bằng tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.

+ Ở các vùng núi, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

– Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

+ Đầu mối giao thông vận tai, viễn thông lớn nhất.

+ Tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

+ Trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất.

+ Các dịch vụ khác (quảng cáo, bảo hiểm tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,…) phát triển mạnh.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào hình 13.1, hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ:

Trả lời: Dịch vụ bao gồm:

– Dịch vụ tiêu dùng:

+ Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

+ Khách sạn, nhà hàng.

+ Dịch vụ cá nhân và cộng đồng. Dịch vụ sản xuất:

+ Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

+ Tài chính, tín dụng.

+ Kinh doanh tài sản, tư vấn.

– Dịch vụ công cộng:

+ Khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

+ Quản lí nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

2. Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng.

Trả lời:

– Trước đây nền kinh tế chưa phát triển, các phương tiện giao thông còn hạn chế; ngày nay, nền kinh tế phát triển, các loại hình giao thông đa dạng và phổ biến rộng rãi (ô tô, tàu hoả, máy bay,…).

– Hiện nay, có nhiều loại hình dịch vụ mới ở nước ta như: chứng khoán, nhà đất, bảo hiểm, xây dựng khu vui chơi giải trí, tư vấn du học, chăm sóc sắc đẹp, tư vấn tâm lí,… .

– Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng,… phát triển rộng rãi hơn rất nhiều so với trước đây, khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

3. Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất và đời sống. 

Trả lời:

– Trong sản xuất: Dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, giữa nước ta với thế giới bên ngoài.

– Trong đời sống: Ngành bưu chính viễn thông đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo và nhiều dịch vụ khác; đảm bảo thông suốt thông tin trong cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với thiên tai,… 

4. Dựa vào hình 13.1, tính tỉ trọng của các nhóm dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng và nêu nhận xét.

Trả lời:

– Tính tỉ trọng:

+ Dịch vụ tiêu dùng: 51%.

+ Dịch vụ sản xuất: 26,8%.

+ Dịch vụ công cộng: 22,2%.

– Nhận xét:

+ Cơ cấu dịch vụ nước ta đa dạng. 

+ Trong cơ cấu dịch vụ, có tỉ trọng lớn nhất là dịch vụ tiêu dùng; dịch vụ sản xuất chưa được phát triển mạnh

5. Tại sao các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều?

Trả lời: Sự phân bổ cua hoạt động dịch vụ phụ thuộ chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng yêu cầu dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư. Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng trong nước (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành tỷ và nông thôn,…), do đó các hoạt động dịch vụ phân bố không đều.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI 

1. Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ.

Trả lời:

2. Lấy ví dụ ở đâu đông dây thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.

Trả lời:

– Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đóng bằng là đi đập trung đông dân cư, nơi đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ở vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

Tại các đô thị lớn, có dân số đông (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,…) có nhiều loại hình dịch vụ hơn ở các đô thị nhỏ, ít dân.

3. Tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta?

Trả lời:

– Hà Nội là thủ đô của cả nước, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất phía Nam nước ta.

— Hai thành phố lớn nhất cả nước.

– Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước (đặc biệt là hoạt động công nghiệp).

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Thuộc vào dịch vụ sản xuất là:

A. thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

B. khách sạn, nhà hàng.

C. tài chính, tín dụng.

D. dịch vụ cá nhân và cộng đồng.

2. Thuộc vào dịch vụ tiêu dùng là:

A. khách sạn, nhà hàng.

B. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

C. kinh doanh tài sản, tư vấn.

D. quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc.

3. Hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn ở

A. thành phố lớn.                                   B. thị xã.

C. vùng đồng bằng.                                D. vùng núi.

4. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là:

A. Hà Nội và Hải Phòng.

B. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh

C. TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

D. TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

5. Năm 2002, khu vực dịch vụ nước ta chiếm khoảng

A. 24% lao động.                         B. 25% lao động.

C. 26% lao động.                         D. 27% lao động.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1C 2A 3D 4C 5B

Nguồn website giaibai5s.com

Địa lí kinh tế-Bài 13. Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Đánh giá bài viết