I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.

– Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp: cơ cấu đa ngành với một số ngành trọng điểm khai thác thế mạnh của đất nước; thực hiện công nghiệp hoá.

– Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.

– Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp.

– Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. Cơ cấu ngành công nghiệp

– Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm:

+ Các cơ sở nhà nước.

+ Các cơ sở ngoài nhà nước.

+ Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Các ngành công nghiệp:

+ Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

• Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

• Các ngành công nghiệp trọng điểm: khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, dệt may.

B. Các ngành công nghiệp trọng điểm

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

– Khai thác than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quang Ninh. Sản lượng: 10 – 12 triệu tấn/năm.

– Khác dầu khí: chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Sản lượng: hơn 100 triệu tấn đầu và hàng tỉ mỉ khí. Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay.

2. Công nghiệp điện

– Sản lượng: 30 tỉ kWh/năm.

– Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An, Sơn La (đang xây dựng)…

– Các nhà máy nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại.

3. Một số ngành công nghiệp nặng khác

(Đã giảm tải)

4. Công nghiệp chế biến tương thực, thực phẩm

– Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

– Các phân ngành chính:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật).

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,…

+ Chế biến thuỷ sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,…).

– Phân bố rộng khắp. Tập trung nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nẵng.

5. Công nghiệp dệt may

– Ngành truyền thống, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.

– Sản phẩm đã được xuất khẩu đi nhiều nước. Hiện nay là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

– Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,…

C. Các trung tâm công nghiệp lớn

– Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

– Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ,

Trả lời:

– Thứ tự các ngành công nghiệp như sau: lương thực, thực phẩm; cơ khí, điện tử: khai thác nhiên liệu, hoá chất, vật liệu xây dựng; dệt nay: lier1.

– Ba ngành có tỉ trọng lớn nhất là: lương thực, thực phẩm, cơ khí, điện tử và khai thác nhiên liệu.

2. Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.

Trả lời:

– Mỏ than: Đông Triềui, Cẩm Phả, Hòn Gai.

– Mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

– Mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây.

3. Tại sao các thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta? .

Trả lời: Do đây là những nơi có nguồn lao động dồi tiào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

4. Dựa vào hình 12.3, hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước, Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.

Trả lời:

– Hai khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ.

– Một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu:

+ Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,..

+ Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu,…

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng.

Trả lời:

– Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

– Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

– Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành, khai thác nhiên liệu, điện; cơ khí, điện tử; hoá chất, vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm; (ệt may.

2. Dựa vào hình 12.3, hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho các vùng kinh tế ở nước ta.

Trả lời:

– Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì.

– Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng.

– Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Vinh, Huế.

– Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

– Đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Công nghiệp khai thác than pluân bố chủ yếu ở vùng than

A. Quảng Ninh.                                 B. Đông Bắc.

C. Bắc Bộ.                                        D. Tây Bắc.

2. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta là

A. Phả Lại.                                         B. Phú Mĩ.

C. Ninh Bình.                                     D. Uông Bí.

3. Các trung tâm công nghiệp cơ khí lớn nhất là:

A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thủ Dầu Một.

D. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ.

4. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là trọng điển?

A. Khai thác nhiên liệu.                       B. Công nghiệp điện.

C. Công nghiệp luyện kim.                  D. Vật liệu xây dựng.

5. Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi gồm:

A. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; xây xát.

B. chế biến thịt, sữa, thực phẩm đông lạnh; sản xuất đường.

C. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; sản xuất rượu, bia.

D. chế biến thịt, sữa; thực phẩm đông lạnh; đồ hộp.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1A 2B 3C 4A 5D

Nguồn website giaibai5s.com

Địa lí kinh tế-Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Đánh giá bài viết