I. Yêu cầu

– Kiểu bài lập luận chứng minh.

– Làm rõ mối quan hệ giữa môi trường với nhân cách con người. 

II. Gợi ý

– Cần nhớ vấn đề nghị luận là : Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến đạo đức, tính cách con người. Vấn đề đã được công nhận.

– Để viết được bài chứng minh với mục đích thuyết phục như đề yêu cầu cần giảng giải nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ rồi đưa dẫn chứng để chứng minh kinh nghiệm dân gian chứa đựng trong câu tục ngữ là đúng. Đồng thời cũng lập luận để thấy một khía cạnh khác của vấn đề : tiêu lên với chi động, tích cực của con người trước tác động của ngoại cảnh.

III. Lập dàn ý

A. MỞ BÀI

– Con người sống ở hoàn cảnh, ở điều kiện, ở môi trường nào sẽ chịu ảnh hưởng, chịu tác động của môi trường đó. Tục ngữ Việt Nam đã đúc kết “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

– Tuy nhiên cũng có khi “gần mực” mà không đen, gần đèn” mà không sáng.

B. THÂN BÀI

1. Giải thích Gần mực kì đen, gần đèn thì rạng

– Nghĩa đen : thường xuyên sử dụng, tiếp xúc với bút mực (ở đây là khối : mực tàu để viết bút lông, khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào thực mài đó mà viết chữ nho), nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra tay chân, bị đen bẩn. Còn đèn là vật phát sáng, ngồi gần đèn sẽ sáng sủa, rạng rỡ nhờ ánh đèn.

– Nghĩa bóng : sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu. Sống trong môi trường tốt cũng sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy là vì một đặc điểm của con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay, cái tốt và cũng bắt chước cả cái dở, cái xấu.

2. Chứng minh

– Học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt, được giáo dục  chu đáo sẽ trở nên người tốt.

+ Gia đình hoà thuận – con cái chăm ngoan.

+ Xã hội tốt đẹp – công dân tốt.

– Ngược lại, sống trong môi trường gia đình, bạn bè không tốt, con người sẽ sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo hướng xấu. 

3. Tuy nhiên, không phải ai gần mực cũng đen, không phải ai gần đen cũng sáng

– Giải thích : Gần mực mà cẩn thận giữ gìn thì mực không dây bẩn lên mình được. Còn gần đèn mà cố tình ngồi tránh, ngồi khuất thì đèn cũng chẳng chiếu sáng được tới mình. Sống ở môi trường tốt đẹp mà không học hỏi, không noi theo cái tốt thì làm sao mà thành người tốt được. Ngược lại, khi buộc phải sống trong hoàn cảnh xấu mà biết giữ mình thì cũng giống như loài sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

– Chứng minh:

+ Gương các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong lòng địch.

+

+ Những tấm gương vượt khó trong đời sống,…

C. KẾT BÀI

– Hoàn cảnh sống ảnh hưởng lớn đến tính cách con người.

– Nhưng con người hoàn toàn có thể chủ động đón nhận hoàn cảnh. Gần mực thì đen nhưng hoàn toàn có thể gần mực mà không đen. Điều quyết định là bản thân con người : biết hướng thiện, phục thiện thì không có mực nào làm đen được.

Đề: Tục ngữ có câu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, nhưng trong thực tế có khi “Gần mực không đen, gần đèn không rạng”. Với những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh điều đó
4.3 (85.71%) 245 votes