Câu 1. Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm là

A. địa hình núi thấp chiếm ưu thế.

B. các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc – đông nam.

C. sự tương phản về địa hình giữa hai sườn đông – tây.

D. các dãy núi có hình cánh cung mở ra phía bắc.

Câu 2. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành hai mùa là

A. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ nóng, ít mưa. .

B. mùa đông ấm áp, mưa nhiều và mùa hạ mát mẻ, ít mưa.

C. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. .

D. mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều. 

Câu 3. Ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất là

A. vùng biển Bắc Bộ.                                   B. vùng biển Bắc Trung Bộ.

C. vùng biển Nam Trung Bộ.                       D. vùng biển Nam Bộ.

Câu 4. Mỗi năm, nguồn lao động nước ta tăng thêm

A. khoảng 1 triệu lao động.                        B. khoảng 2 triệu lao động.

C. khoảng 3 triệu lao động.                        D. khoảng 4 triệu lao động.

Câu 5. Dân số nước ta đông gây khó khăn cho việc

A. bảo đảm nguồn lao động.

B. phát triển khoa học và kĩ thuật.

C. nâng cao chất lượng cuộc sống.

D. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 6. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các khu vực tập trung công nghiệp.        B. gần các cảng biển. 

C. xa khu dân cư.                                        D. đầu nguồn các dòng sông. 

Câu 7. Nhận định nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió.

B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ.

C. Nhiều cảnh quan đẹp.

D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị loại 1 ở nước ta (năm 2007)?

A. Thanh Hoá, Sa Đéc.                    B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng, Hải Phòng.                  D. Nha Trang, Quy Nhơn.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Trị?

A. Hồng Lĩnh.       B. Đồng Hới.        C. Đông Hà.            D. Cửa Lò.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh ở tiểu vùng Tây Bắc không có biên giới với nước ngoài là

A. Điện Biên.          B. Sơn La.           C. Lai Châu.            D. Hoà Bình.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam 8, các khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. than nâu và than bùn.                         B. than đá và thiếc.

C. than nâu và khí tự nhiên.                    D. dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 12. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là:

A. Thanh Hoá, Nghệ An.                            B. Long An, Đồng Tháp.

C. Kiên Giang, An Giang.                          D. Thái Bình, Nam Định.

Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, nhận xét nào không đúng về ngành lâm nghiệp của các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tuyên Quang là tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất.

B. Lạng Sơn là tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất.

C. Phần lớn các tỉnh trong vùng có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh ở mức trên 40 đến 60%.

D. Lai Châu là tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp nhỏ nhất.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.                                   B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành mà các trung tâm công nghiệp đều có ở Bắc Trung Bộ là

A. cơ khí.                                            B. chế biến nông sản.

C. dệt, may.                                        D. sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, đỉnh núi có độ cao nào không

thuộc vùng Tây Nguyên?

A. 2598m.                B. 1580m.                C. 1855m.                    D. 2405m.

Câu 17. Căn cứ vào biểu đồ Sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm thuộc bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. khoảng 1,6 lần.                                  B. khoảng 2,6 lần.

C. khoảng 3,6 lần.                                  D. khoảng 4,6 lần.

Câu 18. Căn cứ vào biểu đồ Diện tích rừng của cả nước qua các năm thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000 – 2007, tổng diện tích rừng của nước ta tăng

A. 1284 nghìn ha.                               B. 1428 nghìn ha.

C. 1824 nghìn ha.                              D. 12184 nghìn ha.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Cây trồng chủ yếu của vùng là cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, thuốc lá, cây ăn quả,…

B. Trong vùng có các khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, Xa Mát và Mộc Bài.

C. Nhà máy thuỷ điện trong vùng là Cần Đơn, Thác Mơ và Trị An.

D. Trung tâm công nghiệp của vùng là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nào sau đây chính xác về quy mô các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ đều có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng.

B. Các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.

C. Cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng hơn ở vùng Đông Nam Bộ.

D. Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ có quy mô lớn hơn các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 21. Đặc điểm nhiệt độ nào sau đây không phải của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)?

A. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo.

B. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C.

C. Trong năm có 2 – 3 tháng nhiệt độ trung bình <18°C.

D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn

Câu 22. Một trong những đặc điểm quan trọng của lao động nông nghiệp nước ta là

A. có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

B. có trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

C. có tinh thần trách nhiệm cao.

D. có tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Câu 23. Đâu là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ nước ta ?

A. Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.

B. Có nhiều ngư trường.

C. Có vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

D. Có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.

Câu 24. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi đánh giá về ngành chăn nuôi của nước ta trong những năm qua?

A. Số lượng vật nuôi ngày càng giảm.

B. Các giống vật nuôi cho năng suất cao còn chưa nhiều.

C. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

D. Dịch bệnh thường xảy ra gây khó khăn cho ngành chăn nuôi.

Câu 25. Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Mực nước ngầm hạ thấp.

B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật.

C. Tăng độ mặn trong đất.

D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.

Câu 26. Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. có nhiều ngành công nghiệp truyền thống.

B, tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao.

C. tập trung nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông.

D. có ngành công nghiệp lọc – hoá dầu phát triển.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có lương mưa lớn nhất vào tháng X?

A. Lạng Sơn.                                          B. Nha Trang.

C. Đồng Hới.                                          D. Đà Lạt.

Câu 28. Cho bảng số liệu:Theo bảng số liệu, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các châu lục năm 2019 xếp theo thứ tự giảm dần là:

A. châu Phi, châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Âu.

B. châu Phi, châu Đại Dương, châu Á, châu Mỹ, châu Âu.

C. châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Âu.

D. châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Á, châu Phi.

Câu 29. Cho biểu đồ: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 2010 – 2019.

B. Tốc độ tăng dân số của một số nước châu Phi, giai đoạn 2010 – 2019.

C. Tỉ lệ dân thành thị của một số nước châu Phi, giai đoạn 2010 – 2019.

D. Tỉ lệ hộ nghèo của một số nước châu Phi, giai đoạn 2010 – 2019.

Câu 30. Đặc điểm nào dưới đây của sông ngòi nước ta thể hiện tính chất mùa của khí hậu?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

B. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

C. Chế độ nước sông theo mùa.

D. Dòng sông ở đồng bằng thường quanh co, uốn khúc.

Câu 31. Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

B. tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước.

C. giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

D. hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 32. Trong những năm qua, các ngành dịch vụ ngày càng đóng góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước một phần là do

A. nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…

B. nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

C. đã huy động được toàn bộ lực lượng lao động có tri thức cao của cả nước.

D. tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp trong nước suy giảm liên tục.

Câu 33. Điều kiện nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp?

A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ khá phong phú.

B. Có cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước.

C. Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường.

D. Có cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp.

Câu 34. Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây công nghiệp lâu năm là

A. đất badan màu mỡ, tập trung.            B. địa hình tương đối bằng phẳng.

C. nguồn nước sông, hồ dồi dào.           D. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

Câu 35. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang có ý nghĩa

A. phát triển hệ thống đô thị ven biển.

B. đẩy mạnh sự giao lưu với vùng Tây Nguyên.

C. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với các tỉnh Bắc Trung Bộ.

D. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh.

Câu 36. Cho bảng số liệu: Theo bảng số liệu, nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta năm 2019 so với năm 2005 thì bán kính đường tròn năm 2019

A. bằng bán kính đường tròn năm 2005.

B. lớn hơn 1,14 lần bán kính đường tròn năm 2005.

C. lớn hơn 1,04 lần bán kính đường tròn năm 2005.

D. lớn hơn 2,08 lần bán kính đường tròn năm 2005.

Câu 37. Cho biểu đồ:Dựa vào sự thay đổi trong cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, có thể biết được

A. số dân nông thôn nước ta ngày càng giảm.

B. số dân thành thị nước ta có tốc độ tăng nhanh hơn số dân nông thôn.

C. số dân nước ta đông, chủ yếu sống ở thành thị.

D. quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh.

Câu 38. Biện pháp mở rộng diện tích rừng sản xuất ở nước ta là

A. lập vườn quốc gia.                               B, tăng cường, khai thác.

C. tích cực trồng mới.                               D. làm ruộng bậc thang.

Câu 39. Việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở vùng Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do

A. sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.

B. sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn.

C. lưu lượng nước lớn.

D. có nhiều hồ.

Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng về kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam Bộ?

A. Chính sách phát triển phù hợp.

B. Kinh tế hàng hoá phát triển muộn. 

C. Giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất.

D. Cơ cấu ngành kinh tế phát triển.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 18 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết