Câu 1. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa đạng của địa hình đồi núi, cao nguyên, đồng bằng,…

C. sự phân hoá rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình.

D. cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung.

Câu 2. Trên đất liền nước ta, nơi có thời gian hai lần Mặt Trời qua thiên định cách xa nhau nhất là

A. điểm cực Bắc.                                B. điểm cực Nam.

C. điểm cực Đông.                             D. điểm cực Tây.

Câu 3. Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là

A. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm tài nguyên đất.

B. suy giảm đa dạng sinh vật và suy giảm tài nguyên nước.

C. suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng sinh vật.

D. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.

Câu 4. Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do

A. lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.

B. các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.

C. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng

D. trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.

Câu 5. Một mô hình sản xuất hàng hoá trong ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay là

A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cung, tự cấp.

C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

Câu 6. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là:

A. cà phê, cao su, mía.                    B. hồ tiêu, bông, chè.

C. cà phê, cao su, chè.                    D. điều, chè, thuốc lá.

Câu 7. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. tất cả các tỉnh đều có biển.

B. có các đồng bằng châu thổ rộng.

C. vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.

D. vùng trung du trải dài.

Câu 8. Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây chè.                     B. trữ năng thuỷ điện.

C. sản lượng cây cao su.               D. diện tích cây cà phê.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nào sau đây có nhiều thành phố trực thuộc tỉnh nhất nước ta?

A. Quảng Nam.                           B. Lâm Đồng. 

C. Đồng Tháp.                            D. Quảng Ninh.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh Phanxipăng nằm trong dãy núi

A. Con Voi.                                   B. Tam Điệp.

C. Hoàng Liên Sơn.                      D. Bach Mã.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng Tây Nguyên?

A. Cà phê.                                            B. Thuốc lá.

C. Cao su.                                            D. Hồ tiêu.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

A. Đồng Nai.                                B. An Giang.

C. Kiên Giang.                             D. Cà Mau.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là

A. Nha Trang.                               B. Đà Nẵng.

C. Phan Thiết.                               D. Quy Nhơn.

Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì da, giày chiếm

A. 18,3%.            B. 28,3%.              C. 38,3%.            D. 48,3%.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng nào sau đây là cảng sông?

A. Cửa Lò.          B. Sơn Tây.          C. Thuận An.           D. Cam Ranh.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không có trung tâm công nghệp nào?

A. Huế.        B. Đà Nẵng.           C. Bình Định.           D. Quảng Ngãi.

Câu 17. Căn cứ vào biểu đồ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, trong giai đoạn 1995 – 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần

A. 3,2 lần.           B. 4,2 lần.           C. 5,2 lần.         D. 6,2 lần.

Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, bão ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

A. Mùa bão diễn ra quanh năm.

B. Ven biển Quảng Ninh – Hải Phòng có tần suất bão lớn nhất.

C. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

D. Miền Nam không có bão.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, về hiện trạng sử dụng, loại đất chiếm phần lớn diện tích ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. đất phi nông nghiệp.

B.  đất lâm nghiệp có rừng.

C. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

Câu 20. Địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phía Bắc.

B. Các dãy núi xen kẽ thung lũng sông có hướng tây bắc – đông nam. 

C. Gồm các khối núi cổ, các cao nguyên bóc mòn, các cao nguyên badan.

D. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ ba đai cao.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 19 nối Pleiku với nơi nào sau đây?

A. Tuy Hòa.                                          B. Quy Nhơn.

C. Quảng Ngãi.                                     D. Nha Trang.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 19 nối Pleiku với nơi nào sau đây?

A. Tuy Hòa.                                              B. Quy Nhơn.

C. Quảng Ngãi.                                        D. Nha Trang.

Câu 23. Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta?

A. Có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản. 

B. Có nhiều ngư trường.

C. Có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh.

D. Có nhiều vùng vịnh, đầm phá ven bờ.

Câu 24. Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vấn đề đặt ra hàng đầu là

A. xây dựng các công trình thuỷ lợi.

B. trồng rừng ven biển.

C. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.

D. đổi mới giống cây trồng.

Câu 25. Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.

B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

D. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Câu 26. Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước là do có

A. lao động trình độ cao.                 B. diện tích mặt nước rộng lớn.

C. trữ lượng thuỷ sản lớn.                D. cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung.

A. Ngân Sơn.                                     B. Hoàng Liên Sơn.

C. Pu Đen Đinh.                                D. Trường Sơn Bắc.

Câu 28. Cho bảng số liệu:Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2018?

A. Sản lượng dầu thô và điện đều tăng.

B. Sản lượng dầu thô không ổn định, sản lượng điện tăng. 

C. Sản lượng dầu thô và điện đều giảm.

D. Sản lượng dầu thô tăng, sản lượng điện giảm.

Câu 29. Cho bảng số liệu: Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 2000 – 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Tròn.            B. Đường.                C. Ô vuông.                   D. Miền.

Câu 30. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về phân bố dân cưĐông Nam Á.

A. Mật độ dân số các nước đều cao hơn mức trung bình của thế giới.

B. Dân số Đông Nam Á phân bố không đồng đều giữa các nước.

C. Lào có mật độ dân số thấp nhất vì có diện tích lớn nhất.

D. Philippin có mật độ dân số cao vì có số dân lớn nhất.

Câu 31. Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là

A. Tín phong.                                    B. gió mùa Đông Bắc.

C. gió mùa Tây Nam.                       D. gió địa phương.

Câu 32. Một hạn chế lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. có tính bấp bênh trong sản xuất do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra.

B. sản lượng của những sản phẩm nông nghiệp chủ lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước.

C. chất lượng các sản phẩm nông nghiệp kém, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

D. chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế thấp do phải đầu tư lớn và sử dụng nhiều lao động có trình độ cao.

Câu 33. Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để

A. xuất khẩu thu ngoại tệ.

B. làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.

C. làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, luyện kim.

D. làm chất đốt cho các hộ gia đình.

Câu 34. Phát biểu nào sau đây đúng về nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Trình độ rất cao.                                  B. Phân bố đồng đều.

C. Cần cù, sáng tạo.                               D. Số lượng ổn định.

Câu 35. Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

A. sử dụng hợp lí các tài nguyên.

B. tăng khối lượng xuất khẩu nông sản.

C. thu hút các nguồn vốn đầu tư.

D. nâng cao đời sống người dân. 

Câu 36. Cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành là do sự tác động của

A. đặc điểm khí hậu.                             B. cấu trúc địa hình.

C. đất và rừng.                                      D. mạng lưới sông ngòi.

Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng (năm 2007)?

A. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.

D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ. .

Câu 38. Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019.

A. Diện tích và sản lượng lúa tăng liên tục.

B. Diện tích lúa tăng, sản lượng lúa giảm.

C. Diện tích lúa giảm, sản lượng lúa tăng.

D. Năm 2019, diện tích và sản lượng lúa có xu hướng giảm. 

Câu 39. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Có giá trị đóng góp hằng năm lớn.

B. Có truyền thống lâu đời.

C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngoài.

D. Có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại.

Câu 40. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do

A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

B. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi.

C. khí hậu có sự phân mùa và ảnh hưởng các các dãy núi hướng vòng cung.

D. lượng mưa hằng năm lớn, phân bố đều trong năm.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 16 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết