Câu 1. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng

A. quyền lực chính trị.                            B. quyền lực nhà nước.

C. quyền lực xã hội.                               D. quyền lực nhân dân.

Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là:

A. chính sách.                                                B. pháp luật.

C. chủ trương.                                               D. văn hoá. 

Câu 3. Vi phạm pháp luật là hành vi

A. trái thuần phong mỹ tục.                           B. trái pháp luật.

C. trái đạo đức xã hội.                                   D. trái nội quy của tập thể.

Câu 4. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là gì?

A. Khuyết điểm.                                B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Hạn chế.                                      D. Sai.

Câu 5. Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với xã hội?

A. Phát triển kinh tế là tiền đề vật chất để phát triển văn hoá, giáo dục.

B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố quốc phòng, an ninh.

C. Phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội.

D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có việc làm và thu nhập ổn định.

Câu 6. Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến

A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

B. nội quy trường học.

C. các quan hệ xã hội.

D. các quan hệ giữa nhà trường và học sinh.

Câu 7. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được chăm sóc.                    B. Quyền được phát triển.

C. Quyền được sống đầy đủ.               D. Quyền về kinh tế.

Câu 8. Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Cán bộ, chiến sĩ công an.

B. Những người làm nhiệm vụ điều tra.

C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

D. Những người bị mất tài sản cần phải kiểm tra, xác minh.

Câu 9. Giá trị của hàng hoá được quyết định bởi

A. sự khan hiếm của hàng hoá.

B. sự hao phí sức lao động của con người.

C. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.

D. công dụng của hàng hoá.

Câu 10. B 16 tuổi, đang vận chuyển 2 kg ma tuý đá thì bị bắt. B sẽ phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.          B. dân sự.                C. hình sự.              D. kỉ luật.

Câu 11. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ là nội dung công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.                           B. quyền và trách nhiệm.

C. quyền công dân.                              D. trách nhiệm với xã hội.

Câu 12. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội là nội dung của bình đẳng

A. về nghĩa vụ và trách nhiệm.                       B. về quyền và nghĩa vụ. 

C. về trách nhiệm pháp lí.                              D. về các thành phần dân cư.

Câu 13. Sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, mặt hàng này sang mặt hàng khác là tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.

C. Tăng năng suất lao động.

D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

Câu 14. Việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế là thể hiện các dân tộc được bình đẳng về

A. xã hội.          B. kinh tế.            C. chính sách.                 D. chủ trương.

Câu 15. Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì

A. công an mới có quyền bắt.                   

B. ai cũng có quyền bắt.

C. cơ quan điều tra mới có quyền bắt.   

D. người đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền bắt.

Câu 16. Không ai được bịa đặt nói xấu người khác là nói về quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo uy tín cá nhân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền được tôn trọng.

D. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

Câu 17. Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền xây dựng chính quyền.                  B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do cá nhân.                               D. Quyền xây dựng đất nước.

Câu 18. Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?

A. Cung = cầu.                                                        B. Cung = cầu.

C. Cung > cầu.                                                        D. Cung ≤ cầu

Câu 19. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành, nghề và quy mô kinh doanh là nội dung .

A. bình đẳng trên thị trường.                        B. bình đẳng trong kinh doanh.  

C. quyền tự do sản xuất kinh doanh.           D. quyền tự chủ của doanh nghiệp.

Câu 20. Ai dưới đây có quyền bầu cử?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. 

B. Người mất năng lực hành vi dân sự.

C. Người đang chữa bệnh tại bệnh viện.

D. Người đang bị tước quyền bầu cử theo quyết định của Toà án.

Câu 21. Trong mọi trường hợp, người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào dưới đây?

A. Cơ quan công an các cấp.

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

C. Cơ quan thanh tra của Chính phủ.

D. Tất cả các cơ quan nhà nước.

Câu 22. Công dân có quyền học ở tất cả các bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyến là thể hiện 

A. quyền học thường xuyên.            B. quyền học không hạn chế.

C. quyền học suốt đời.                      D. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 23. Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Hiệu lực tuyệt đối.

D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.

Câu 24. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có

A. bài trừ tệ nạn ma tuý, mại dâm.                           B. cấm hút thuốc lá.

C. cấm uống rượu.                                                   D. hạn chế chơi game.

Câu 25. Trước hành vi trái pháp luật của những người thân quen, em cần có biểu hiện như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân của mình? 

A. Lờ đi coi như không biết.

B. Mắng cho một trận.

C. Khuyên bảo để họ không có hành vi như vậy nữa.

D. Không chơi với người đó nữa.

Câu 26. Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông đã xử phạt | những người vi phạm để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Trong những trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.

B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.

C. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ trật tự giao thông.

Câu 27. Luật Giao thông đường bộ quy định tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiếm khi đi xe máy, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử phạt. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính nghiêm minh của pháp luật.

C. Tính thống nhất.

D. Tính triệt để phải tuân theo.

Câu 28. Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.                               B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.                               D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 29. C và D là cán bộ được giao quản lý tài sản nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị Toà án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Toà án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A. Về nghĩa vụ cá nhân.                    B. Về trách nhiệm công vụ.

C. Về trách nhiệm pháp lí.                 D. Về nghĩa vụ quản lí.

Câu 30. P được miễn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 31. Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L lại tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của L xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân? 

A. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.

B. Quyền bí mật điện tín. 

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về điện thoại. 

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 32. L và M mâu thuẫn cá nhân, L đã nói sai sự thật về việc M mở sách xemtrong giờ kiểm tra môn Ngữ văn. Hành vi của L xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được giữ gìn danh dự của cá nhân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

C. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự của công dân.

D. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống.

Câu 33. L là con gái ông H, đang học lớp 12 trường Chuyên của tỉnh. Khi biết tin L yêu K là thanh niên hư hỏng, ông H rất bất ngờ. Ông H vừa tìm cách ngăn con gái tiếp xúc với K, vừa lăng mạ và làm nhục K trước nhiều người. K rất tức giận. Trong một lần ông H về quê, K đã lấy trộm xe máy của ông H và mang bán được 6 triệu đồng. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm pháp luật?

A. Ông H và L.                                           B. Ông H, K và L.

C. K và L.                                                  D. Ông H và K.

Câu 34. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị họ không bỏ phiếu cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.        B. Phổ thông.          C. Trực tiếp.             D. Bình đẳng.

Câu 35. Nhân dân xã L biểu quyết công khai quyết định việc xây dựng nhà văn hoá xã với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền tự do bày tỏ ý kiến, nguyện vọng.

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

D. Quyền công khai, minh bạch.

Câu 36. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh D đi làm công nhân. Sau 5 năm, anh D lại tiếp tục học đại học. Vậy anh D đã thực hiện quyền gì dưới đây của công dân trong học tập?

A. Tự học.                                                    B. Học thường xuyên, học suốt đời.

C. Học khi gia đình có điều kiện.                 D. Học để nâng cao trình độ.

Câu 37. Ông A và ông B săn bắt động vật hoang dã trong rừng thuộc danh mục cấm của Nhà nước. Hành vi của ông A và ông B đã vi phạm pháp luật về

A. sử dụng tài sản rừng.                         B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

C. bảo vệ và phát triển rừng.                  D. bảo vệ nguồn lợi rừng.

Câu 38. Công ty C chế biến hải sản để xuất khẩu, Công ty D sản xuất rượu có nồng độ cồn cao, Công ty C phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty D. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?

A. Lợi nhuận thu được.                           B. Doanh thu của mỗi công ty. 

C. Mặt hàng sản xuất kinh doanh.          D. Khả năng sản xuất kinh doanh.

Câu 39. Anh M nghi ngờ anh H lấy trộm xe đạp của gia đình mình nên đã báo với anh D trưởng công an xã. Do có việc đột xuất nên anh D yêu cầu ông N trưởng xóm cùng anh M đến nhà anh H khám xét. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?

A. Anh M và anh D.                                        B. Anh M và ông N.

C. Anh M, anh D và ông N.                            D. Anh D và ông N.

Câu 40. Anh L là đối thủ của anh N trong cuộc thi thiết kế quảng cáo đã đe doạ, cản trở anh N tham gia cuộc thi thiết kế quảng cáo, nên anh N buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến thiết kế quảng cáo. Ngoài ra, anh L còn chủ động đề nghị và được chị X đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh L tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi này. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Anh L, anh N và chị N.                                B. Anh L và anh N.

C. Anh N và chị X.                                           D. Chị X và anh L.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 15 Môn Giáo Dục Công Dân
Đánh giá bài viết