Câu 1. Việt Nam nằm ở

A. rìa phía đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới.

B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

C. rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

D. ven Biển Đông, trong khu vực khí hậu xích đạo gió mùa.

Câu 2. Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là

A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao.

B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ.

D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển.

Câu 3. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian

A. từ tháng V đến tháng X.

B. từ tháng VI đến tháng XII.

C. từ tháng X1 đến tháng 1V năm sau. 

D. từ tháng XII đến tháng VI năm sau.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây không đúng?

Đô thị hoá tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, do các đô thị là 

A. thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng.

B. nơi có sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

C. nơi có lực lượng lao động đông đảo, được đào tạo chuyên môn kĩ thuật.

D. nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật tốt.

Câu 5. Ngành nào dưới đây không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. Công nghiệp cơ khí – điện tử.

C. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 6. Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

A. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.        B. kinh tế Nhà nước.

C. kinh tế tập thể.                                      D. kinh tế tư nhân.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 3 không đi qua tỉnh nào sau đây?

A. Cao Bằng.    B. Bắc Kạn.     C. Thái Ngyên.     D. Bắc Giang

Câu 8. Tây Nguyên có thế mạnh nào dưới đây?

A. Chăn nuôi gia cầm.

B. Khai thác và chế biến thuỷ, hải sản.

C. Khai thác và chế biến lâm sản.

D. Trồng cây lương thực.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Cầu Treo.    B. Bờ Y.      C. Lao Bảo.     D. Cha Lo.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 2.                  B. 3.            C. 4.               D.5.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Bến Ninh Kiều.                         B. Bãi Khem.

C. Tràm Chim.                               D. Vũng Tàu.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, số lượng sân bay ở vùng Tây Nguyên (năm 2007) là

A. 1.             B. 2.                    C. 3.                        D.4.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn thứ hai ở vùng Đông Nam Bộ là

A. TP. Hồ Chí Minh.                           B. Thủ Dầu Một.

C. Vũng Tàu.                                       D. Biên Hoà.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Pu Huôi Long.                              B. Bạch Mã.

C. Phu Hoạt.                                     D. Pu Xai Lai Leng.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc.                                 B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.                           D. Tây Nguyên.

Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Thương mại (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét nào là đúng về tình hình sản xuất lúa ở nước ta?

A. Giai đoạn 2000 – 2007, diện tích trồng lúa của nước ta có xu hướng tăng.

B. Tây Nguyên là vùng duy nhất mà tất cả các tỉnh đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực ở mức dưới 60%.

C. Giai đoạn 2000 – 2007, sản lượng lúa của nước ta tăng lên nhanh chóng.

D. Các tỉnh (thành phố) của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực ở mức dưới 90%.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Thái Nguyên.                         B. Việt Trì.

C. Cẩm Phả.                                D. Hạ Long.

Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta?

A. Nam Định.                             B. Khánh Hoà.

C.  Vũng Tàu.                             D. An Giang.

Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một biển rộng.

C. Là biển tương đối kín.

D. Nằm ở phía đông của Thái Bình Dương. 

Câu 21. Thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp trên thế giới là do

A. phần lớn lao động sống ở nông thôn.

B. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo.

C. năng suất lao động thấp.

D. độ tuổi trung bình của người lao động cáo. 

Câu 22. Căn cứ vào giá trị sản xuất, Hà Nội được xếp là

A. trung tâm công nghiệp rất lớn.

B. trung tâm công nghiệp lớn.

C. trung tâm công nghiệp trung bình.

D. trung tâm công nghiệp nhỏ.

Câu 23. Các thị trường nhập khẩu hàng hoá chủ yếu của nước ta những năm gần đây là

A. các nước châu Phi và Mỹ La tinh.

B. các nước ASEAN và châu Phi.

C. khu vực Tây Á và các nước ASEAN.

D. khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Câu 24. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. khí hậu phân hoá theo đại cao, có mùa đông lạnh.

C. địa hình đồi thấp, có nhiều cao nguyên.

D. lượng mưa lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc.

Câu 25. Trong phát triển du lịch biển, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn.

B. có nhiều đặc sản hơn.

C. có nhiều đảo ven bờ hơn.

D. có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Câu 26. Hoạt động kinh tế biển nào sau đây thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ?

A. Giao thông vận tải biển.

B. Khai thác khoáng sản.

C. Du lịch biển.

D. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum, Gia Lai.   B. Lâm Đồng, Đắk Lắk. 

C. Gia Lai, Đắk Lắk.   D. Lâm Đồng, Gia Lai. 

Câu 28. Cho bảng số liệu:Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng và sự thay đổi tỉ trọng dân của các châu lục trên thế giới, giai đoạn 2005 – 2018?

A. Châu Phi có tỉ trọng dân lớn thứ hai nhưng đang giảm.

B. Châu Mĩ có tỉ trọng dân lớn thứ ba và có xu hướng tăng.

C. Châu Âu có tỉ trọng dân lớn thứ tư và tăng nhanh.

D. Châu Á có tỉ trọng dân lớn nhất nhưng đang giảm.

Câu 29. Cho biểu đồ:Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô GDP của một số nước Đông Nam Á, năm 2019.

B. Mật độ dân số của một số nước Đông Nam Á, năm 2019.

C. Sản lượng lương thực của một số nước Đông Nam Á, năm 2019. ..

D. Số dân của một số nước Đông Nam Á, năm 2019.

Câu 30. Biện pháp nào dưới đây không được sử dụng để bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta?

A. Quy định việc khai thác.

B. Ban hành sách đỏ Việt Nam.

C. Cấm tuyệt đối việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

D. Xây dựng và mở rộng hệ thống các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 31. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thuỷ điện ở nước ta là

A. sông ngòi nước ta ngắn và dốc.

B. các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ.

C. lượng nước phân bố không đều trong năm.

D. sông ngòi nhiều phù sa.

Câu 32. Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thuỷ sản ở nước ta trong những năm qua là

A. các hiện tượng thời tiết biển ngày càng thuận lợi.

B. hệ thống các cảng cá đã hoàn thiện.

C. nguồn hải sản ngày càng dồi dào.

D. nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế.

Câu 33. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. .

D. Các vùng khác đã hoàn thành việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 34. Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải

A. đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng.

B. trồng rừng ven biển.

C. khai thác thế mạnh của cả trung du, đồng bằng và biển.

D. hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến.

Câu 35. Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là

A. mở rộng diện tích canh tác.

B. đa dạng hoá cây trồng.

C. quy hoạch các vùng chuyên canh.

D. đẩy mạnh chế biến sản phẩm.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa vùng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Hạ Long, Thái Nguyên.                   B. Hạ Long, Điện Biên Phủ.

C. Thái Nguyên, Việt Trì.                     D. Hạ Long, Lạng Sơn.

Câu 37. Cho bảng số liệu: Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta, giai đoạn 1990 – 2019?

A. Tỉ trọng nhóm cây công nghiệp tăng; tỉ trọng nhóm cây lương thực và nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác giảm.

B. Tỉ trọng nhóm cây lương thực giảm; tỉ trọng nhóm cây công nghiệp và nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng.

C. Tỉ trọng các nhóm cây trồng ổn định, không thay đổi.

D. Tỉ trọng nhóm cây lương thực và nhóm cây công nghiệp tăng; tỉ trọng nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác giảm.

Câu 38. Cho biểu đồ:Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tốc độ tăng trưởng tổng số dân và sản lượng lương thực của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019.

A. Sản lượng lương thực và số dân có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau.

B. Sản lượng lương thực có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng số dân.

C. Sản lượng lương thực luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng số dân.

D. Sản lượng lương thực tăng liên tục còn số dân có tốc độ tăng trưởng không ổn định.

Câu 39. Vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. tránh gây mất đất sản xuất nông nghiệp.

B. tránh gây ô nhiễm môi trường.

C. giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo. 

D. tránh làm mất đi các ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 40. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta thay đổi chủ yếu do

A. thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp hoá.

B. kinh tế chuyển sang thị trường, hiện đại hoá.

C. thúc đẩy liên kết kinh tế, hội nhập toàn cầu.

D. mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế cao.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 14 Môn Địa Lí
5 (100%) 1 vote