Câu 1. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu,huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu.      B. Điện Biên.        C. Sơn La.       D. Hoà Bình.

Câu 2. Địa hình núi nước ta được chia thành 4 vùng:

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.

C, Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Câu 3. Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng ven biển nước ta là :

A. sạt lở bờ biển.                         B. nạn cát bay.

C. triều cường.                             D. bão.

Câu 4. Hiện tại, cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm

A. là cơ cấu dân số trẻ.

B. đang biến đổi chậm theo hướng già hoá.

C. đang biến đổi nhanh theo hướng già hoá.

D. là cơ cấu dân số già.

Câu 5. Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.        B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.

C. Chế biến lâm sản.                           D. Chế biến thuỷ, hải sản.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây không thuộc Bắc Trung Bộ?

A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn.

C. Chu Lai. D. Hòn La.

Câu 7. Điểm khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác là

A. tất cả các tỉnh đều giáp biển.

B. có biên giới dài với Trung Quốc và Lào.

C. giáp Lào và Campuchia.

D. nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam.

Câu 8. Hạn chế lớn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. thiếu nguyên liệu.                            B. xa thị trường.

C. thiếu lao động.                                 D. thiếu kĩ thuật và vốn.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?

A. Tràm Chim.                                     B. Bến En.

C. Bái Tử Long.                                   D. Kon Ka Kinh.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, thành phố Phan Thiết là tỉnh lộ của tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Thuận.                                     B. Phú Yên.

C. Kiên Giang.                                     D. Bình Thuận.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, than bùn phân bố ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.                     B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                     D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Định An.                             B. Nhơn Hội.

C. Phú Quốc.                           D. Năm Căn.

Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, vùng có số lượng trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.        B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                                    D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại 2 của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2007) là

A. Đà Nẵng và Phan Thiết.            B. Quảng Ngãi và Tuy Hoà.

C. Bình Định và Khánh Hoà.        D. Quy Nhơn và Nha Trang.

Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là

A. Đông Bắc.                                B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.                            D. Đông Nam Bộ

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, vùng có số lượng khu kinh tế của khẩu nhiều nhất nước ta (năm 2007) là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.        B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.                                 D. Đông Nam Bộ.

Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng.                  B. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.

C. Tiền Hải, Lan Đỏ, Đại Hùng.          D. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải.

Câu 18. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta?

A. Kon Tum và Gia Lai.                          B. Lâm Đồng và Gia Lai.

C. Đắk Lắk và Lâm Đồng.                      D. Bình Phước và Đắk Lắk.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số lớn nhất ở nước ta (năm 2007) là

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 20. Căn cứ vào biểu đồ Xuất – nhập khẩu hàng hoá qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận định nào sau đây không đúng về giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá của nước ta, giai đoạn 2000 – 2007?

A. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

B. Giá trị nhập khẩu tăng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

C. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng.

D. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

Câu 21. Do tác động của gió mùa Đông Bắc qua biển nên nửa sau mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết

A. lạnh, ẩm.             B. lạnh, khô.

C. ấm áp, ẩm ướt. D. ấm áp, khô ráo.

Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là 

A. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, hoạt động phi nông nghiệp còn hạn chế.

B. tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp.

C. lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn.

D. đầu tư khoa học – kĩ thuật làm tăng năng suất lao động.

Câu 23. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta đang có xu hướng

A. giảm tỉ trọng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng cây lương thực.

B. cây công nghiệp đóng vai trò to lớn nhất.

C. cây ăn quả và cây thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất. 

D. giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

Câu 24. Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Có nhiều cảng biển và nhiều cụm cảng quan trọng.

C. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây – đông.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 25. Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. phát triển thuỷ điện.

B. có các vũng, vịnh để xây dựng cảng.

C. có một mùa đông lạnh.

D. có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ.

Câu 26. Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. tăng cường cơ sở năng lượng.

B. bổ sung lực lượng lao động.

C. đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

D. hỗ trợ vốn.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu nông – lâm-ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

A. Tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

B. Làm tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Tạo ra cơ cấu ngành toàn diện.

D. Đưa Bắc Trung Bộ trở thành vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

    GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2019

                                                                                       (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1985 1995 2004 2010 2016
Trung Quốc 239 698 1649 6087 14343
Thế giới 12360 29357 40888 66126 87799

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về GDP của Trung Quốc và thế giới, giai đoạn 1985 – 2018?

A. Trung Quốc đã trở thành nước có GDP đứng đầu thế giới.

B. Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc chậm hơn so với tốc độ tăng GDP của thế giới.

C. GDP của Trung Quốc tăng không liên tục.

D. Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Câu 29. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, để thể hiện rõ nhất tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 – 2019, biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ cột.                                      B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ kết hợp (cột và đường).      D. biểu đồ miền.

Câu 30. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về GDP và tốc độ tăng GDP của Hoa Kì, giai đoạn 2010 – 2019.

A. Quy mô GDP tăng, giảm không ổn định do tốc độ tăng GDP không ổn định.

B. Tốc độ tăng GDP không ổn định những quy mô GDP ngày càng lớn.

C. Tốc độ tăng GDP cao và ổn định nên quy mô GDP lớn nhất thế giới.

D. Quy mô GDP và tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới.

Câu 31. Biện pháp phòng chống bão nào dưới đây không đúng?

A. Vùng ven biển cần củng cố công trình để biến.

B. Nếu có bão mạnh, cần khẩn trương sơ tán dân.

C. Các tàu thuyền trên biển tìm cách ra xa bờ. 

D. Ở đồng bằng phải kết hợp chống úng, lụt; ở miền núi chống lũ, xói mòn.

Câu 32. Chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta tập trung nhiều nhất ở

A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 33. Ý nào sau đây đúng khi nói về giao thông nước ta hiện nay?

A. Hệ thống đường bộ nước ta chưa hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.

B. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có hệ thống đường sắt.

C. Nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành.

D. Tất cả các tuyến đường sắt ở nước ta đều có khổ đường nhỏ.

Câu 34. Cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chủ yếu là do tác động của

A. việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

B. biến đổi khí hậu.

C. nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.

D. quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Câu 35. Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. có đất badan tập trung thành vùng lớn. 

B. có hai mùa mưa, khô rõ rệt.

C. có nguồn nước ngầm phong phú.

D. có độ ẩm quanh năm cao.

Câu 36. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc nâng cấp quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam không có ý nghĩa trong việc

A. làm tăng vai trò trung chuyển của vùng.

B. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Đà Nẵng. 

C. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh.

D. đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với Tây Nguyên.

Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây?

A. Đường sữa, bánh kẹo.

B. Rượu, bia, nước giải khát.

C. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều.

D. Sản phẩm chăn nuôi.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019.

A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm và diện tích cây công nghiệp lâu năm đều tăng.

B. Chênh lệch diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ngày càng rút ngắn.

C. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng.

D. Tổng diện tích cây công nghiệp biến động không ổn định.

Câu 39. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chủ yếu nhằm

A. giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng.

B. tăng cường hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

C. phù hợp với điều kiện nguồn tài nguyên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt.

D. đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 40. Đô thị nước ta tiêu thụ mạnh các sản phẩm hàng hoá chủ yếu do 

A. cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thương thuận lợi.

B. dịch vụ đa dạng, việc kinh doanh phát triển.

C. dân cư tập trung đông, chất lượng sống cao.

D. mật độ dân số cao, thu hút nhiều vốn đầu tư.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 13 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết