Câu 1. Điểm cực Đông phần đất liền nước ta ở kinh độ 109°24Đ tại xã Vạn Thạnh,

huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh

A. Quảng Ninh.                                                B. Bình Định.

C. Phú Yên.                                                     D. Khánh Hoà.

Câu 2. Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây, gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc là

A. Tín phong.

B. gió mùa Đông Bắc.

C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương.

D. gió mùa Tây Nam xuất phát từ dải cao áp chí tuyến bán cầu Nam.

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương. 

B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm.

C. trong năm có hai mùa rõ rệt.

D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

Câu 4. Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm

A. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị.

B. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

C. tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau.

D. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm.

Câu 5. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là . 

A. than.                                                             B. dầu.

C. khí tự nhiên.                                                D. nhiên liệu sinh học. 

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có các ngành cơ khí, đóng tàu?

A. Kiên Lương.                                     B. Cà Mau.

C. Rạch Giá.                                         D. Long Xuyên.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hoá ở nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ dân thành thị không thay đổi.

B. Số dân ở đô thị nhỏ hơn nông thôn.

C. Số đô thị giống nhau ở các vùng.

D. Trình độ đô thị hoá còn rất thấp.

Câu 8. Các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là

A. Nậm Cắn, Cầu Treo, Lao Bảo.

B. Cửa Lò, Vũng Áng, Thuận An.

C. Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế.

D. Thanh Hoá, Vinh, Huế.

Câu 9. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, lượng mưa trung bình năm của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vào khoảng

A. 1200 – 1600 mm.                        B. 1600 – 2000 mm.

C. 2000 – 2400 mm.                        D. 2400 – 2800 mm.

Câu 10. Căn cứ vào biểu đồ Diện tích và sản lượng lúa cả nước qua các năm thuộc bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, diện tích lúa của nước ta

A. tăng 459 nghìn ha.                   B. không có biến động.

C. giảm 459 nghìn ha.                  D. giảm 459 ha.

Câu 11. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành này năm 2007 thì dệt, may chiếm

A. 54,8%.          B. 55,8%.        C. 56,8%.             D. 57,8%.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh nằm ở ngã ba của ba nước Việt Nam – Trung Quốc – Lào là

A. Lai Châu.                             B. Điện Biên.

C. Sơn La.                              D. Lào Cai.

Câu 13. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trong giai đoạn 2000 – 2007, GDP của nước ta tăng gần

A. 1,6 lần.         B. 2,6 lần.           C. 3,6 lần.         D. 4,6 lần.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Công qua hai sống là

A. Đak Krông, Ia Súp.

B. Xế Xan, Xrê Pốc.

C. Xê Công, Sa Thầy.

D. Xế Xan, Đak Krông.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là

A. Long An, Cần Thơ.

B, Tiền Giang, Hậu Giang.

C. Long An, Tiền Giang.

D. Long An, An Giang.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường kết nối Hà Nội với Hà Giang là

A. quốc lộ 1.                             B. quốc lộ 3.

C. quốc lộ 6.                             D. quốc lộ 2.

Câu 17. Căn cứ vào các biểu đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhận xét nàosau đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2007)?

A. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô GDP lớn hơn vùng Đông Nam Bộ.

B. Hai vùng chiếm hơn 50% tổng GDP của cả nước.

C. Trong cơ cấu GDP, ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỉ trọng thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ nhưng cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Công nghiệp và xây dựng là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu kinh tế cửa khẩu (năm 2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 19. Căn cứ vào biểu đồ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuộc bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi N trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng

A. 3,1%.          B. 5,1%.         C. 7,1%.         D. 9,1%.

Câu 20. So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do 

A. vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.

B. các dãy núi hướng vòng cung đón gió.

C. không giáp biển.

D. địa hình núi cao là chủ yếu.

Câu 21. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế ở nước ta là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật. 

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 22. Các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta gồm

A. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

C. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 23. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng 

A. chỉ chú trọng quan hệ với các nước trước đây thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa.

B. đa phương hoá, đa dạng hoá.

C. ưu tiên mối quan hệ với các nước có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao.

D. tập trung vào các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 24. Trong trồng trọt, thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 

A. cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới.

B. cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm.

C. cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả, cây dược liệu.

D. cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Câu 25. Ở Tây Nguyên, cao su được trồng

A. trên các cao nguyên thấp, kín gió.

B. trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp.

C. ở mọi nơi.

D. ở những nơi có đất badan.

Câu 26. Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao.

B. đất phù sa màu mỡ.

C. vị trí thuận lợi. 

D. thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp nước ta?

A. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

C. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

D. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SỐ DÂN MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2019

TT Quốc gia Diện tích
(nghìn km)
Số dân
(triệu người)
1 Campuchia 181,0 16,5
2 Lào 236,8 7,1
3 Thái Lan 513,1 66,4
4 Việt Nam 331,2 96,5

Theo bảng số liệu, mật độ dân số của các nước trên năm 2016 xếp theo thứ tự tăng dần là

A. Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào.

B. Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

C. Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan.

D. Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam.

Câu 29. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta, giai đoạn 1943 – 2016?

A. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta tăng qua các năm.

B. Tổng diện tích rừng của nước ta tăng còn tỉ lệ che phủ rừng giảm.

C. Tổng diện tích rừng của nước ta giảm còn tỉ lệ che phủ rừng tăng.

D. Từ năm 1993, diện tích và độ che phủ rừng của nước ta tăng lên.

Câu 30. Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2019.

B. Chuyển dịch cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2019.

C. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2019.

D. Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2019.

Câu 31. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành

A. đông bắc.                            B. đông nam.

C. tây bắc.                               D. bắc

Câu 32. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Có thế mạnh lâu dài.

B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội.

C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển của các ngành kinh tế khác.

D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo.

Câu 33. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.

C. chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.

D. có số lượng các doanh nghiệp thành lập mới hằng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 34. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần

A. phát triển cơ sở hạ tầng của vùng.

B. tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

C. khai thác tài nguyên, khoáng sản một cách hợp lí.

D. thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng về tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất phèn phân bố chủ yếu ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.

B. Đất phù sa ngọt có diện tích lớn nhất đồng bằng.

C. Đất phù sa ngọt phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.

D. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

Câu 36. Một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ là vùng có giá trịsản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước là

A. tập trung nguồn lao động có trình độ, năng động.

B. có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng nhất.

C. có nguồn điện dồi dào.

D. có nhiều ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành khai thác than đá?

A. Hưng Yên.                              B. Cẩm Phả.

C. Thanh Hoá.                             D. Vinh.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019.

A. Tổng lượt khách du lịch ngày càng tăng.

B. Tổng thu từ khách du lịch ngày càng tăng.

C. Tỉ trọng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng.

D. Chi tiêu bình quân của du khách ngày càng tăng.

Câu 39. Các loại cây công nghiệp được trồng ở vùng đồng bằng nước ta là

A. mía, lạc, đậu tương, chè, thuốc lá.

B. cói, đay, mía, lạc, đậu tương.

C. mía, lạc, đậu tương, điều, hồ tiêu.

D. điều, hồ tiêu, dừa, dâu tằm, bông.

Câu 40. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo do

A. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, điều kiện khí hậu thuận lợi. 

B. có nhiều di tích lịch sử, văn hoá.

C. mùa xuân có nhiều lễ hội.

D. ẩm thực phong phú, dịch vụ rẻ.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 12 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết