Câu 1. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

B. có thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.

C. khí hậu có hai mùa rõ rệt.

D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2. Trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là

A. mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. 

B. mùa nóng và mùa lạnh.

C. mùa nóng, mưa nhiều và mùa lạnh, khô. 

D. mùa mưa và mùa khô.

Câu 3. Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành ba dải, lần lượt từ biển vào là

A. vùng thấp trũng – cồn cát, đầm phá – đồng bằng.

B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng. 

C. cồn cát, đầm phá – vùng thấp trũng – đồng bằng. 

D. đồng bằng – cồn cát, đầm phá – vùng thấp trũng.

Câu 4. Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm nghiệp là do

A. các ngành này có năng suất lao động thấp nên cần nhiều lao động.

B. sản xuất nông – lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều lao động.

C. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động.

D. đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động.

Câu 5. Hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất ở nước ta là

A. hệ thống sông Mê Công.

B. hệ thống sông Hồng.

C. hệ thống sông Đồng Nai. 

D. hệ thống sông Cả.

Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các tỉnh phía Nam có số lượng trâu lớn hơn số lượng bò. 

B. Trong ngành chăn nuôi, gia cầm có giá trị sản xuất lớn nhất. 

C. Ngành chăn nuôi có tỉ trọng ngày càng tăng và lớn hơn tỉ trọng ngành trồng trọt. 

D. Nghệ An là tỉnh có số lượng trâu lớn nhất cả nước.

Câu 7. Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

B. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.

C. Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt.

D. Thiếu lao động.

Câu 8. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì có

A. khí hậu lạnh.

B. diện tích đồng cỏ lớn.

C. hệ thống các nhà máy chế biến.

D. nguồn lao động dồi dào.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất?

A. Ngọc Linh.                                   B. Ngọc Krinh.

C. Kon Ka Kinh.                               D. Vọng Phu.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Đà Nẵng.                             B. Cần Thơ.

C. Biên Hoà.                            D. Hạ Long.

Câu 11. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là

A. từ 14°C- 18°C.                           B. từ 18°C – 20°C.

C. từ 20°C – 24°C.                         D. trên 24°C.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Vọng Phu.                                 B. Bà Rá.

C. Bà Đen.                                     D. Chứa Chan.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất feralit trên đá badan có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                      B. Bắc Trung Bộ. 

C. Tây Nguyên.                                                  D. Đông Nam Bộ.

Câu 14. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng thấp nhất vùng Tây Nguyên?

A. Kon Tum.                                           B. Đắk Lắk

C. Gia Lai.                                              D. Lâm Đồng.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là

A. dưới 6 triệu đồng.                      B. từ 6 đến 9 triệu đồng.

C. từ 9 đến 12 triệu đồng.              D. từ 12 đến 15 triệu đồng.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây – đông ở nước ta là A. vùng núi Đông Bắc.                      B. đồng bằng sông Hồng.

C. duyên hải miền Trung.                  D. đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 17. Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2007 diễn ra theo hướng:

A. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.

B. tăng tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.

C. giữ nguyên tỉ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng; giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản.

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông, lâm, thuỷ sản; tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỷ đồng ở nước ta (năm 2007) là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng.                   B. Biên Hoà, Vũng Tàu.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.           D. Cần Thơ, Thủ Dầu Một.

Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác cao nhất nước ta là

A. Bình Thuận, Bình Định.

B. Kiên Giang, Cà Mau.

C. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu.

D. Cà Mau, Bình Thuận.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung quy mô diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm lớn nhất ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 21. Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là

A. gió mùa Đông Bắc.

B. Tín phong.

C. gió mùa Tây Nam.

D. gió mùa Đông Nam.

Câu 22. Chất lượng nguồn lao động nước ta còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do

A. nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó.

B. tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao.

C. người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm.

D. lực lượng lao động có trình độ cao còn ít.

Câu 23. Sự phân hoá của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta

A. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước.

B. thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước.

C. cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

D. cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng.

Câu 24. Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. phân bố chủ yếu ở thành thị.

B. chỉ phân bố ở vùng đồng bằng.

C. phân bố rộng rãi.

D. cách xa vùng đồng dân.

Câu 25. Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. phần lớn địa hình cao trên 500m.

B. có đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm. 

D. mưa nhiều quanh năm.

Câu 26. Vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do .

A. có vùng núi ở phía tây.                B. có vùng đồi trước núi.

C. có dải đồng bằng kéo dài.           D. có các bãi bồi ven sông.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Pu Sam Sao.                            B. Đông Triều.

C. Phu Luông.                              D. Pu Đen Đinh.

Câu 28. Cho bảng số liệu:

   CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI                                    ĐOẠN 2010 – 2019
                                                                                              (Đơn vị: %)

Năm 2010 2013 2015 2019
Xuất khẩu 53,1 53,1 57,5 54,6 
Nhập khẩu 46,9 46,9 42,5 45,4

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn 2010 – 2019, dạng biểu đồ thích hợp nhất là

A. biểu đồ cột.                                             B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ miền.                                          D. biểu đồ đường.

Câu 29. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Campuchia, giai đoạn 2010 – 2019.

A. Khu vực I có tỉ trọng lớn nhất nhưng đang giảm nhanh.

B. Khu vực II có tỉ trọng lớn nhất và đang tăng lên.

C. Khu vực III có tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh.

D. Tỉ trọng khu vực I giảm, tỉ trọng khu vực II tăng.

Câu 30. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của

A. gió mùa Tây Nam và Tín phong.

B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.

D. gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Câu 31. Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành thông tin liên lạc của nước ta hiện nay?

A. Mạng lưới viễn thông quốc tế chưa hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh.

B. Ngành viễn thông chưa đón đầu được những thành tựu kĩ thuật hiện đại.

C. Internet cùng với các mạng xã hội được người dân sử dụng rộng rãi.

D. Chưa có các vệ tinh viễn thông địa tĩnh và hệ thống cáp quang.

Câu 32. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của nước ta những năm qua là 

A. dầu thô, khí đốt, điện.

B. xăng dầu thành phẩm, công nghệ phần mềm, điện.

C. dầu thô, thuỷ sản, hàng may mặc.

D. khí đốt, lâm sản, thuỷ sản.

Câu 33. Nước ta cần khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo không phải vì

A. khai thác tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

B. môi trường vùng biển không thể chia cắt.

C. môi trường đảo rất nhạy cảm dưới tác động của con người. 

D. ít vốn và trình độ kĩ thuật còn hạn chế.

Câu 34. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là

A. thiếu nước vào mùa khô.

B. địa hình phân bậc, khó canh tác.

C. khí hậu thay đổi theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hoá.

D. đất có tầng phong hoá sâu.

Câu 35. Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta? .

A. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi.

B. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi.

C. Chiếm phần lớn số dân cả nước.

D. Có rất nhiều dân tộc ít người.

Câu 36. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về mật độ dân số của cả nước và một số vùng, năm 2019?

A. Mật độ dân số trung bình của nước ta là 377 người/km2.

B. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,9 lần mật độ dân số cả nước.

C. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 2,5 lần mật độ dân số vùng Tây Nguyên.

D. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số tương đương vùng

Câu 37. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta, giai đoạn 2008 – 2019.

A. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều tăng.

B. Tổng diện tích rừng tăng còn tỉ lệ che phủ rừng giảm.

C. Tổng diện tích rừng giảm còn tỉ lệ che phủ rừng tăng.

D. Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đều giảm.

Câu 38. Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thuỷ điện nước ta là

A. chủ động vận hành được quanh năm.

B. giá thành sản xuất rẻ.

C. không gây ô nhiễm môi trường.

D. không phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu.

Câu 39. Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong phát triển nghề cá ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. nâng cao công suất đội tàu đánh bắt. 

B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

C. tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. đẩy mạnh nuôi trồng ở tất cả các địa phương.

Câu 40. Một trong những vấn đề cấp bách để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.

B. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu.

C. giảm bớt sức ép về dân số.

D. mở rộng diện tích trồng lúa.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 11 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết