Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội được gọi là

A. chính sách.     B. pháp luật.     C. chủ trương.     D. văn bản.

Câu 2. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính phổ cập.

C. Tính rộng rãi.

D. Tính nhân dân.

Câu 3. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

A. Đối tượng lao động.

B. Sức lao động.

C. Tư liệu lao động.

D. Máy móc hiện đại.

Câu 4. Hành vi trái pháp luật là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho

A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

B. các quan hệ chính trị của Nhà nước.

C. lợi ích của tổ chức, cá nhân.

D. các hoạt động của các tổ chức, cá nhân.

Câu 5. Năng lực pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

B. hiểu được hành vi của mình.

C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 6. Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá là quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật cung – cầu.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật giá trị.

D. Quy luật kinh tế thị trường.

Câu 7. Nhà nước quan tâm hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là biểu hiện

A. sự quan tâm giữa các vùng miền.

B. bình đẳng giữa các dân tộc về phát triển xã hội.

C. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.

D. bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

Câu 8. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

 A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

B. Quyền được bảo đảm an toàn trong cuộc sống.

C. Quyền tự do cá nhân.

D. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 9. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Bảo đảm an toàn về thân thế cho công dân.

B. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tuỳ tiện.

C. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

D. Bảo đảm quyền tự do đi lại của công dân.

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá?

A. Quan hệ cung – cầu.

B. Giá trị của hàng hoá.

C. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

D. Thị hiếu khách hàng.

Câu 11. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính phù hợp về mặt nội dung.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 12. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và 

A. tổ chức thực hiện pháp luật.

B. xây dựng chủ trương, chính sách.

C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.

D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Câu 13. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. thiện chí của cá nhân, tổ chức.

B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. tự nguyện của mọi người.

D. dân chủ trong xã hội.

Câu 14. Vi phạm pháp luật là hành vi

A. trái thuần phong mỹ tục.

B. trái pháp luật.

C. trái đạo đức xã hội.

D. trái nội quy của tập thể.

Câu 15. Thị trường gồm các nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.

B. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. 

C. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hoá.

D. Giá cả, hàng hoá, người mua, người bán.

Câu 16. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?

A. Không cẩn thận.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Thiếu suy nghĩ.

D. Thiếu kế hoạch.

Câu 17. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?

A. Trái chính sách.

B. Trái pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể.

D. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể.

Câu 18. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong văn bản nào dưới đây?

A. Luật Doanh nghiệp.

B. Hiến pháp.

C. Luật Hôn nhân và gia đình.

D. Luật Bảo vệ môi trường.

Câu 19. Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc

A. thực hiện nghĩa vụ.

B. thực hiện trách nhiệm.

C. thực hiện công việc chung.

D. thực hiện nhu cầu riêng.

Câu 20. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi vi phạm pháp luật của mình

A. 12 tuổi.             B. 14 tuổi.            C. 16 tuổi.            D. 18 tuổi.

Câu 21. Bất kì công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện

A. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

B. công dân bình đẳng về quyên.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm.

D. công dân bình đẳng về mặt xã hội.

Câu 22. Để thực hiện xoá đói giảm nghèo, Nhà nước áp dụng một trong những biện pháp nào dưới đây?

A. Cho người nghèo vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh.

B. Cho người nghèo mua thực phẩm với giá ưu đãi.

C. Tặng quà cho đối tượng này trong dịp lễ tết..

D. Yêu cầu các gia đình giàu giúp đỡ các gia đình nghèo.

Câu 23. Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện

A. quyền được phát triển của công dân.

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền của học sinh giỏi.

D. quyền của học sinh phổ thông.

Câu 24. Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây?

A. Học ở bất cứ ngành nào.

B. Học ở nơi nào mình muốn.

C. Học ở các loại hình trường lớp khác nhau.

D. Học theo sở thích.

Câu 25. Công dân có quyền học ở các bậc học khác nhau từ thấp đến cao là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền học suốt đời.

C. Quyền học ở mọi nơi.

D. Quyền học ở mọi lứa tuổi.

Câu 26. Pháp luật nước ta quy định “mọi người có quyền kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự chủ trong nền kinh tế thị trường.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền lao động.

D. Quyền tự do tìm kiếm việc làm.

Câu 27. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây?

A. Ở bất cứ nơi nào.

B. Trong các cuộc họp của cơ quan, trường học.

C. Ở nhà riêng của mình.

D. Ở nơi tụ tập đông người.

Câu 28. Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.    B. Phổ thông.    C. Gián tiếp.    D. Tự nguyện. 

Câu 29. Công dân tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền tham gia xây dựng nhà nước.

D. Quyền được phát biểu ý kiến.

Câu 30. Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai lợi nhuận trước thuế thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp làm thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Toà án đã xử phạt và Nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò gì dưới đây?

A. Là phương tiện để Nhà nước thu thuế của người vi phạm.

B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

C. Là công cụ phát triển kinh tế – xã hội.

D. Là công cụ để Toà án xử phạt người vi phạm. 

Câu 31. Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

Câu 32. Ông M đang xây nhà đã đổ sắt thép xuống đường làm cản trở giao thông. Anh N đi xe máy, vì trời tối không nhìn rõ nên đã ngã vào đống sắt thép của ông M khiến xe bị hỏng và anh phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Ông M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và dân sự.

B. Dân sự và kỉ luật.

C. Kỉ luật và hành chính. .

D. Hành chính và dân sự.

Câu 33. Anh A và anh B giao kết hợp đồng lao động về việc trồng cây cần sa trong vườn nhà. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện.

B. Bình đẳng.

C. Không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể.

D. Giao kết trực tiếp.

Câu 34. Trong gia đình bác A, mọi người đều thực hiện nghĩa vụ cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình. Điều này thể hiện

A. bình đẳng giữa các thế hệ trong gia đình.

B. nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

C. bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.

D. trách nhiệm của cha mẹ và các con.

Câu 35. Vì mâu thuẫn với nhau, N đã tung tin nói xấu về M lên Facebook. Hành vi này của N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bí mật đời tư.

B. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 

D. Quyền được bảo đảm an toàn Facebook.

Câu 36. Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Lờ đi, coi như không biết.

B. Báo cho Uỷ ban nhân dân.

C. Báo cho cơ quan công an.

D. Hỗ to lên để người khác biệt và đến bắt.

Câu 37. Nghi ngờ con trai mình sang nhà ông B để đánh bạc, ông H đã tự ý xông vào nhà ông B để tìm con. Ông H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

C. Bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 38. Công ty F chuyên sản xuất thức ăn gia súc do không áp dụng đầy đủ các biệnpháp bảo vệ môi trường nên đã làm ô nhiễm môi trường. Sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện và xử phạt, Công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Việc làm này của Công ty F là

A. phòng, chống sự cố môi trường.

B. ứng phó tích cực với sự cố môi trường.

C. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

D. đánh giá thiệt hại môi trường.

Câu 39. Ông H nhận trước 20 triệu đồng tiền đặt cọc của bà M để cho bà M thuê cửa hàng kinh doanh. Vì được trả giá cao hơn nên ông H đã cho anh K thuê lại cửa hàng trên và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà M. Bức xúc, bà M cùng chồng là ông N đã đập phá cửa hàng của anh K và đánh ông H khiến ông bị thương nặng phải nhập viện để điều trị. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông H, bà M và ông N.

B. Ông N và bà M.

C. Ông H, anh K và ông N.

D. Anh K, ông N và bà M.

Câu 40. Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cụ K là người không biết chữ đã nhờ anh T giúp cụ viết phiếu bầu theo ý của cụ và cụ tự bỏ vào hòm phiếu. Phát hiện chị A và chồng là anh B bàn bạc, thống nhất rồi cùng viết hai phiếu bầu giống nhau, anh T đề nghị hai người nên thể hiện chính kiến của riêng mình, nhưng chị A vẫn bỏ hai phiếu đó vào hòm phiếu. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín?

A. Anh T, chị A và cụ K.

B. Cụ K, anh T và chị A.

C. Cụ K, chị A và anh B.

D. Anh T, chị A và anh B.

Đáp án

 

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 10 Môn Giáo Dục Công Dân
Đánh giá bài viết