Câu 1. Ở vùng núi Đông Bắc, từ tây sang đông lần lượt là các cánh cung:

A.Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều.

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần Mặt Trời qua thiền định.

B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

C. Trong năm, miền Bắc có một lần còn miền Nam có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

D. Trong năm, miền Bắc có hai lần còn miền Nam có một lần Mặt Trời quá thiên đỉnh.

Câu 3. Thiên tài nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?

A. lũ ống, lũ quét.

B. triều cường, ngập mặn.

C. động đất, trượt lở đất.

D. sương muối, rét hại.

Câu 4. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta làm ảnh hưởng rất lớn đến

A. việc sử dụng lao động.

B. mức gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hoá.

D. quy mô dân số của đất nước.

Câu 5. Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực

A. công nghiệp.

B. thương mại.

C. du lịch.

D. nông nghiệp.

Câu 6. Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

A. bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. 

B. bể Hoàng Sa và bể Trường Sa.

C. bể sông Hồng và bể Phú Khánh.

D. bể Mã Lai – Thổ Chu và bể Vũng Mây – Tư Chính.

Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói đến vùng Đông Nam Bộ?

A. Là vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước.

B. Là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.

C. Là vùng có sản lượng lúa gạo lớn nhất.

D. Là vùng có nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn nhất.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Trị An thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

A. Sông Thái Bình.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Mê Công. . 

D. Sông Thu Bồn.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mỏ sắt Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh.

B. Mỏ đá quý Quỳ Châu ở tỉnh Hoà Bình.

C. Mỏ khí Tiền Hải ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Mỏ than Nông Sơn ở tỉnh Quảng Ninh.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theođầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bắc Giang.      B. Phú Thọ.     C. Quảng Ninh.       D. Lào Cai.

Câu 11. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. dưới 14°C.      B. dưới 18°C.     C. từ 18°C – 20°C.       D. trên 24°C.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (năm 2007) là

A. Hạ Long.                                            B. Nghi Sơn.

C. Móng Cái.                                          D. Vân Đồn.

Câu 13. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ (năm 2007) là

A. Thanh Hoá.                                        B. Vinh.

C. Đồng Hới.                                          D. Huế.

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Huế.                                                  B. Đà Nẵng.

C. Nha Trang.                                        D. Quy Nhơn.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỷ đồng trở lên (năm 2007) là:

A. Phúc Yên, Bắc Ninh.

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Hải Dương, Hưng Yên.

D. Thái Bình, Nam Định.

Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất ở nước ta là

A. ven biển Bắc Bộ. 

B. ven biển các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.

C. ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

D. ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đá Nhảy.

 B. Sầm Sơn.

C. Thiên Cầm.

D. Đồ Sơn.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có ngành sản xuất ô tô ở nước ta (năm 2007) là:

A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta là

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20. Căn cứ vào các biểu đồ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, nhận xét nào dưới đây là đúng về GDP và cơ cấu GDP của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng (năm 2007)?

A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô GDP lớn hơn vùng Đồng | bằng sông Hồng.

B. Công nghiệp và xây dựng là khu vực chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

C. Dịch vụ là khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

D. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là khu vực có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của hai vùng.

Câu 21. Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. rừng giàu.

B. rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C. rừng trồng chưa khai thác được.

D. đất trống, đồi núi trọc.

Câu 22. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta là

A. đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn.

B. phân bố lại lao động trong phạm vi cả nước.

C. xuất khẩu lao động. 

D. Di chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn.

Câu 23. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về ngành thuỷ sản của nước ta hiện nay?

A. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ còn lạc hậu, không được trang bị mới.

B. Các dịch vụ thuỷ sản ngày càng phát triển.

C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thuỷ sản.

D. Các mặt hàng thuỷ sản chưa được chấp nhận ở thị trường Hoa Kỳ.

B Việc phân loại các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình là dựa vào 

A. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.

B. diện tích của trung tâm công nghiệp.

C. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.

D. vai trò của trung tâm công nghiệp.

Câu 25. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm-ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

B. Góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường.

C. Phát huy được thế mạnh sẵn có của các khu vực.

D. Hạn chế được sự phân hoá giữa các khu vực.

Câu 26. Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng tỉ trọng của khu vực II và III.

B. giảm tỉ trọng của khu vực II, tăng tỉ trọng của khu vực I và III.

C. giảm tỉ trọng của khu vực III, tăng tỉ trọng của khu vực I và II.

D. tăng tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II và III.

Câu 27. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thuỷ sản ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. thu hút các nguồn đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. tạo ra các nghề mới và làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

C. tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu.

D. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và giải quyết việc làm.

Câu 28. Đặc điểm nào không đúng khi nói đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu.

B. Có hệ thống sông ngòi dày đặc.

C. Là đồng bằng có diện tích lớn nhất cả nước.

D. Là đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp, có các dãy núi ăn sát ra biển.

Câu 29. Cho bảng số liệu:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2019.

B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, năm 2019.

C. Sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2019.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Philippin, giai đoạn 2010 – 2019.

Câu 31. Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ. 

B. nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.

C. lượng phù sa trong đất lớn.

D. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm. 

Câu 32. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường được hình thành 

A.  các thành phố trực thuộc Trung ương.

B. các tỉnh miền núi của Tây Bắc và Tây Nguyên.

C. vùng Đông Nam Bộ.

D. vùng đồng bằng sông Hồng.

Câu 33. Ý nào sau đây đúng khi nói về ngành thông tin liên lạc của nước ta hiện nay?

A. Mạng lưới bưu chính còn chưa rộng khắp, chưa có mặt ở các xã vùng sâu, vùng xa.

B. Ngành viễn thông có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu được những thành tựu kĩ thuật hiện đại.

C. Ngành viễn thông chủ yếu là sử dụng kĩ thuật analog lạc hậu.

D. Mạng điện thoại cố định phát triển mạnh hơn mạng di động.

Câu 34. Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở vùng Đông Nam Bộ là

A. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khai thác hợp lí tài nguyên.

B. khai thác có hiệu quả các nguồn lực và bảo vệ môi trường.

C. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đa dạng hoá nền kinh tế.

D. sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên và giải quyết việc làm.

Câu 35. Vùng Tây Nguyên trồng nhiều chè là do nơi đây có

A. một mùa mưa và khô rõ rệt.

B. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao.

C. tổng lượng mưa trong năm lớn.

D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp. 

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh?

A. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn.

B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.

C. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn.

D. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn.

Câu 37. Cho bảng số liệu:

Theo bảng số liệu, nhận định nào sau đây không chính xác về thu nhập bình quân đầu người/tháng ở một số vùng của nước ta, giai đoạn 2004 – 2018?

A. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta có xu hướng tăng lên.

B. Thu nhập bình quân đầu người có sự phân hoá giữa các vùng.

C. Vùng có kinh tế phát triển có thu nhập cao và ngược lại.

D. Các vùng miền núi có thu nhập cao hơn các vùng đồng bằng.

Câu 38. Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019.

A. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác giảm.

B. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm tỉ trọng các nhóm hàng khác tăng.

C. Tỉ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng; tỉ trọng các nhóm hàng khác giảm.

D. Tỉ trọng nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản nhỏ nhất nhưng có xu hướng tăng.

Câu 39. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có cơ cấu đa dạng?

A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và cơ sở vật chất – kĩ thuật phát triển.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và nhiều thành phần kinh tế tham gia.

C. Nhiều thành phần kinh tế cùng sản xuất và nguyên liệu phong phú.

D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 40. Công nghiệp khai thác dầu khí phát triển đã giúp cho Đông Nam Bộ

A. trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế của vùng.

C. hình thành nên các nhà máy lọc – hoá dầu hiện đại.

D. có nhiều trung tâm công nghiệp lớn nhất nước.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Xã hội Tập 2-Các đề ôn luyện-Đề số 10 Môn Địa Lí
Đánh giá bài viết