Nguồn website giaibai5s.com

Trong kì thi THPT quốc gia, các thí sinh chọn bài thi Khoa học tự nhiên sẽ làm bài thi tổ hợp gồm 3 môn riêng biệt Vật lí, Hoá học, Sinh học. Mỗi môn có 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài là 50 phút. Phương pháp làm bài thi và phân bổ thời gian làm bài là rất quan trọng, giúp các em có thể đạt kết quả tốt nhất.

  1. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí Đề thi trắc nghiệm vật lí có đủ các dạng : trắc nghiệm kiến thức về lí thuyết (định luật, nguyên lí, quy tắc,…) ; trắc nghiệm về thực hành ; trắc nghiệm về kĩ năng tính toán. Việc ôn tập và làm bài thi môn Vật lí như thế nào cho tốt, chắc hẳn sẽ luôn là vấn đề mà nhiều học sinh (HS) quan tâm trước kì thi THPT quốc gia.
  2. Những điều cần lưu ý khi ôn tập và trả lời các dạng câu hỏi trắc nghiệm vật lí
  3. a) Trắc nghiệm kiến thức về lí thuyết vật lí (định luật, nguyên lí, quy tắc,…). Trong , quá trình học cần chú ý đến các hiện tượng vật lí có liên quan đến kiến thức vật lí | trong chương trình và ứng dụng kiến thức vật lí trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà HS do chưa nắm kĩ và dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn:

– Khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lí (li độ, vận tốc, gia tốc, cường độ dòng điện, điện áp,…). 

– Các khái niệm dao động điều hoà, dao động tuần hoàn, dao động cưỡng bức, dao động tắt dần, dao động riêng, dao động duy trì. 

– Tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy. 

– Tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến điện.

– Tính chất và ứng dụng của quang phổ liên tục, quang phổ vạch, quang phổ hấp thụ. Câu trắc nghiệm lí thuyết là loại câu không yêu cầu thí sinh tính toán mà chỉ cần nắm chắc lí thuyết và biết vận dụng nó vào trường hợp cụ thể để chọn phương án trả lời đúng.

  1. b) Trắc nghiệm về thực hành bao gồm kĩ năng quan sát hiện tượng vật lí ; thực hành thí nghiệm, nắm rõ trình tự tiến hành thí nghiệm, cách hạn chế sai số ; kĩ năng đọc hiểu đồ thị, vẽ sơ đồ và biết cách mắc, lắp ráp theo sơ đồ ; kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng vật lí,… HS cần lưu ý đến các dạng câu hỏi có liên quan đến sơ đồ mạch điện, đồ thị. 

c) Trắc nghiệm về kĩ năng tính toán, bao gồm kĩ năng giải những bài tập ngắn, kĩ năng chuyển đổi đơn vị,… HS cần dành nhiều thời gian luyện tập với loại bài tập này. Câu trắc nghiệm loại này, đòi hỏi HS phải vận dụng công thức hoặc lập phương trình để tính toán, chọn đáp số cần tìm. Khác với bài toán trong câu tự luận, bài toán trong câu trắc nghiệm thường không dẫn đến hệ phương trình phức tạp, mà chỉ một hoặc vài ba phép tính là có thể tìm được đáp số hoặc khẳng định được đáp số là sai hay đúng.

  1. d) Trắc nghiệm về kiến thức tổng hợp và vận dụng cao, loại câu hỏi này đòi hỏi HS

phải vận dụng nhiều kiến thức từ nhiều chương, nhiều chủ đề, thậm chí liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Am nhạc,… để chọn được câu đúng. Loại câu hỏi này đảm bảo độ phân hoá trình độ học sinh tốt hơn để các trường Đại học, Cao đẳng thuận lợi hơn khi sử dụng kết quả thi làm căn cứ tuyển sinh. Ví dụ : Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng chung và tra cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 n . Hai nốt nhạc cách nhau nha chung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn f = 2f. Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gan với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nêu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì ấm ứng với nốt Sol có tần số là A. 330 Hz B. 392 Hz C. 494 Hz

  1. 415 Hz Chọn B. Hướng dẫn : Theo đề, hai nốt nhạc cách nhau vuta C1ng thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn f = 2f . Do đó, nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số tính bởi :

f!? = 212f/2) = 4f1? = f, – 160 – .440 = 392 Hz.

2, Vài bí quyết để làm tốt bài thi trắc nghiệm vật lí Điều mà các HS lớp 12 thường băn khoăn và lo lắng trước kì thi là có “cách nào” để làm tốt bài thi trắc nghiệm Vật lí hay không ? Dưới đây là vài “bí quyết” HS cần quan tâm. a) Đọc kĩ phần dẫn của câu hỏi, tránh các “bão” gây nhiễu (đề bài có thể cho những

dữ kiện không cần thiết). Không được bỏ sót một từ nào của phần lẫn để nắm thật chắc nội dung mà đề bài yêu cầu tra lời. Cân nhắc để chọn đúng phương án trả lời

(cần chú ý về đơn vị, tính hợp lí của kết quả). b) Chú ý các từ phủ định như “không”, “không đúng”, “sai”… khi đọc phần dần

của câu hỏi trắc nghiệm như : câu nào sau đây là sai ?…, đặc điêm nào sau đây không đúng ?…, … không có tính chất nào sau đây ?… (trong đề thi các từ này

thường in đậm). . Ví dụ : Chu kì dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào

  1. chiều dài 1 của dây treo. B. độ lớn góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. C. khối lượng quá nặng.
  2. gia tốc trọng trường. Chọn C.

Hướng dẫn : Nếu thí sinh không chú ý tới từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc yếu tố nào và sẽ bị phương án A hoặc D của phần lựa chọn lôi cuốn vào bẫy ngay. Ở câu hỏi này, HS cần lưu ý, chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn được áp dụng khi thoả mãn điều kiện góc lệch của dây treo phải nhỏ. c) Đọc cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn, không bỏ bất cứ một

phương án nào. Cần tránh những trường hợp vừa đọc được một phương án đã

cảm thấy đúng ngay và dùng không đọc các phương án tiếp theo. d) Đảm bảo đúng thời gian. Thời gian quy định cho mỗi bài thi là một “thử thách”

cần phải vượt qua. HS phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian. Cần hiểu rõ và vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất nhiều thời gian

tính toán. e) Biết tạm bỏ qua những câu “rắc rối”, để chuyển sang làm những câu khác

“dễ hơn” rồi quay trở lại làm những câu đó sau. Không nên “sa lầy” vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có số điểm như nhau. Mặt khác, nêu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dân đến làm

sai nhiều. g) Không bỏ sót hoặc để trống câu nào. Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một

số câu chưa giải quyết xong, nên quyết đoán nhanh phương án trả lời cho tất cả các câu, nhưng cũng đừng bỏ qua “quy luật xác suất” trong việc chọn phương án trả lời trắc nghiệm.

  1. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Hoá học Đề thi trắc nghiệm THPT Quốc gia năm 2021 kiểm tra các kiến thức và kĩ năng của chương trình Hoá học THPT, và chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, được sắp xếp từ dễ đến khó theo 4 mức độ : nhận biết (1), thông hiểu (2), vận dụng (3) và vận dụng cao (4). Để làm được bài thi trắc nghiệm môn Hoá học được điểm cao, chúng ta phải làm tốt tất cả các mức độ, không sai các câu mức độ (1) và mức độ (2), làm được các câu mức độ (3) và mức độ (4). Vì đề thi năm 2021 có mức độ phân hoá cao hơn, nên thời gian là vấn đề các em phải hết sức quan tâm. Vậy làm thế nào cho kịp thời gian? Bây giờ chúng ta xem xét từng mức độ và sắp xếp thời gian làm bài cho mỗi mức độ trong đề thi. 1. Mức độ (1): Đây là mức độ dễ nhất, được sắp xếp trên cùng. Mức độ này yêu cầu

HS nhớ được các kiến thức cơ bản nhất, chủ yếu là các câu lí thuyết. Ví dụ : Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho ? A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Fructozơ

  1. Tinh bột Trong câu này các em chỉ cần biết glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên gọi là

đường nho. Phần này các em tập làm ở nhà 3 câu trong 1 phút. 2. Mức độ (2): Với các câu lí thuyết yêu cầu HS phải hiểu mới có thể làm đúng các

bài tính toán đơn giản.

Ví dụ : Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn ? A. Gắn đồng với kim loại sắt.

  1. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
  2. Trang thiếc lên bề mặt sắt. Trong ví dụ này các em phải hiểu được cơ chế ăn mòn kim loại thì mới có thể làm được. Các bài tập trong mức độ (2) HS chỉ cần viết được PTHH và dựa vào PTHH tính toán để ra đáp số. Tuy nhiên, các em nên áp dụng các định luật bảo toàn để tiết kiệm thời gian. Các em tập làm mỗi câu dưới 1 phút. Như vậy, đối với các em chỉ cần sử dụng môn Hoá học để xét tốt nghiệp thì các em chỉ cần làm các câu ở mức độ 1 và các câu ở mức độ 2. Đối với các em dùng môn Hoá học để xét tuyển đại học, để đạt 7 điểm các em cần làm đúng hết các câu mức độ (1) và mức độ (2) và làm đúng 4 cầu cấp độ (3).. Các câu mức độ (1) và mức độ (2) không khó nhưng các thí sinh không được chu quan, vì mỗi câu đều số điểm bằng nhau và không phân biệt mức độ. Có một số HS không sai các câu ở mức độ (3), (4) mà lại sai các câu ở mức độ (1) và (2).

Đối với các em muốn đạt điểm cao hơn thì phải làm được các câu mức độ cao hơn. 3. Mức độ (3): Gồm các câu lí thuyết ở mức độ khó và các bài tập dung phức tạp. Ở

mức độ này các em phai nắm chắc kiến thức mới làm đúng được các câu lí thuyết. Đối với các bài tập tính toán, các em cần vận dụng các phương pháp giải nhanh để làm bài kịp thời gian. Các câu mức độ (3), các em luyện tập làm bài mỗi câu khoảng 1,5 phút. Ví dụ : Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 ) A. 4,48 gam. B. 5,60 gam. C.3.36 gam. I). 2,24 gam. Hướng dẫn giai nNO = 0,04 mol : nH = 0,2 mol. nu >4nNo. Vậy sau khi phân ứng muối nitrat phản ứng hết. Dung dịch sau phản ứng chỉ còn FeSO4 nên số mol

Fe bằng số mol gốc sunfat bằng 0,1 mol. Đáp án B. 4. Mức độ (4): Thường là các câu dài và rất khó, xếp cuối cùng của bài thi. HS cần

lựa chọn đúng phương pháp để giai một cách nhanh nhất. Thông thường, chúng ta sử dụng thành thạo các định luật bảo toàn và vận dụng linh hoạt chúng. Các câu mức độ 4, các em luyện tập làm mỗi câu trong 3 phút. Ví dụ : Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04 gam

muối trung hoà và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của No, ở đktc). Y phan ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 63.

  1. 18. C. 73.

D). 20.

Hướng dẫn giải : Sau khi cho NaOH vào thì dung dịch sau phản ứng có : Kh: 0,32 mol; Na”:0,44 mol ; SO3 : 0,32 mol và NO3 dư : x mol. Áp dụng bảo toàn điện tích: x = 0,12 mol. Áp dụng bảo toàn nguyên tố với N : nFe(NO, y=(0,12 + 0,04):2 = 0,08 (mol). Áp dụng bảo toàn nguyên tố với H: nH,O= 0,32 :2 = 0,16 (mol). Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.

m= 59,04 +0,04.30 +0,16.18 – 0,32.136 = 19,6 (gam).

%m Fe(NO3)2

0,08.180 100%= 73,46%

19,6

– Đáp án C.

  1. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 1. Phương pháp học

Phương pháp là chìa khoá của mọi thành công, vì vậy, muốn đạt kết quả cao trong kì thi, các em cần phải có phương pháp ôn tập phù hợp với đặc thù từng môn. Các

em nên chú ý phân chia thời lượng ôn tập lí thuyết và bài tập cho hợp lí. .. a) Lí thuyết : Kiến thức lí thuyết chủ yếu thuộc chương trình lớp 12, nhiệm vụ của các

em là phải hiểu, ghi nhớ và biết cách vận dụng chúng trong các tình huống khác nhau. Để làm tốt được điều này, các em nên thực hiện một số lời khuyên sau trong khi học: – Lập bảng so sánh, phân biệt các khái niệm, hiện tượng, cơ chế, quy luật…và tìm ra được mối liên hệ giữa chúng. Ví dụ, khi học chương cơ chế di truyền và biến dị, So sánh được ADN, ARN và prôtêin về cấu trúc và chức năng ; tìm được điểm giống và khác nhau giữa cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã ; mối liên hệ giữa ADN, ARN, prôtêin và tính trạng,… – Lập sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức sau mỗi chương hoặc mỗi chủ đề để có cái nhìn khái quát và ghi nhớ kiến thức trong mối liên hệ với các kiến thức khác, từ đó giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. – Tận dụng những hình ảnh gắn liền với các kiến thức trong SGK để nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ, khi nhìn các hình ảnh về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, cấu trúc siêu hiển vi của NST, … não bộ sẽ ghi nhớ chúng dưới dạng kênh hình và điều này đã được các nhà khoa học chứng minh là giúp người học hiểu và nhớ lâu hơn rất nhiều so với kênh chữ. – Làm bài kiểm tra lí thuyết sau mỗi chương, mỗi chủ đề. Các bài kiểm tra này sẽ giúp cho các em biết những kiến thức chưa nhớ, chưa hiểu kĩ hay chưa biết cách

vận dụng để bạn kịp thời khắc phục, điều chỉnh. b) Bài tập : Để làm tốt bài tập, các em cần:

– Hiểu, nhớ và biết cách vận dụng các công thức, các mẹo tính toán nhanh trong các bài tập cụ thể.

– Phân loại các dạng bài tập trong chương trình và luyện tập theo dạng, theo chương, theo chủ đề. Luyện tập nhiều nhất có thể, chú ý rèn kĩ năng đọc kì đề, chú

ý các từ dễ gây nhầm lẫn. 2. Phương pháp làm bài thi : Đây là yếu tố cuối cùng nhưng có vai trò vô cùng quan

trọng trong việc quyết định kết qua bài thi : (4) Bước 1: Đọc lướt nhanh và làm tất những câu có thể làm được, bớt lại những

câu tính toán và câu còn phân vân. Bước này chủ yếu làm các câu hỏi đơn gian ở

mức nhận biết và thông hiệu, các câu này ở mức nhớ lại các khái niệm, các quy | luật, các cơ chế di truyền biến bị, các phương pháp chọn và tạo giống, các công thức, các cống hiến, các hạn chế của các nhà khoa học… Sau đó, đánh dấu lại các

câu chưa làm được. b) Birớc 3: Hoàn thành những câu cần thêm thời gian để tính toán và cân nhắc, tạm

để lại những câu mới gặp lần đầu chưa biết cách làm hoặc những câu chưa biết chọn đáp án nào. Bước này thường làm các câu hỏi dạng bài toán sinh học. Nói chung các bài toán sinh học dưới dạng trắc nghiệm không quá phức tạp, không cần đòi hỏi tính toán quá nhiều. Các em cần bình tĩnh, sử dụng các công thức tính toán cơ ban để áp dụng tính toán như công thức tính tần số hoán vị gen, tỉ lệ các loại giao tư, công thức tính để xác định quần thể có cân bằng không, công thức tính số gen trong quần thể khi mỗi gen có nhiều alen, cách viết giao tư của các cơ thể đa bội,…

  1. c) Bước 3 : Ở bước này số câu tồn đọng lại có thể không nhiều, nhưng là câu khó,

mới, lạ. Lúc này các em hãy bình tĩnh dùng phương pháp loại suy để loại bớt dần các chọn lựa không phù hợp, hoặc tìm phương pháp tính toán hợp lí. Ví dụ, nếu câu có 4 lựa chọn bằng loại suy giam đi 1 lựa chọn, xác suất đúng sẽ đến với em là

ep tục loại đi thêm một lựa chọn nữa thì xác suất đúng sẽ tăng lên. Sau bước này vẫn tồn đọng lại một số .

n tồn đọng lại một số câu quá khó không thể làm được. d) Bước 4: Bước này ở cuối của buổi thi, thời gian không còn nhiều các câu còn lại

không thể có thời gian làm nữa. Các em nhanh chóng đưa ra quyết định chọn ngẫu nhiên các phương án của các cầu còn lại. Tất cả các câu còn lại nết cùng chọn một phương án. Nghĩa là các câu đều chọn phương án A hay đều chọn phương án B… thì xác suất đúng đối với các câu không thể làm được sẽ vào khoang 25% số câu đúng trong số câu chưa làm được.

Như vậy để đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia, các em cần phân chia thời gian ôn thi khoa học, phương pháp ôn tập phù hợp và linh hoạt trong khi làm bài. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các em trong kì thi sắp tới.

Chúc các em thành công !

Đề trắc nghiệm luyện thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2021 Khoa học Tự nhiên Tập 1-Phần một : Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm
5 (100%) 1 vote