Câu 1. Pháp luật là phương tiện để

  1. công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 
  2. công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình. 
  3. công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.
  4. công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình. 

Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng . 

  1. quyền lực xã hội.
  2. chủ trương, chính sách. 
  3. tuyên truyền, giáo dục.
  4. quyền lực nhà nước. 

Câu 3. Cạnh tranh xuất hiện trong nền kinh tế nào dưới đây? 

  1. Kinh tế tự nhiên.
  2. Kinh tế tự cung tự cấp. 
  3. Kinh tế hàng hoá.
  4. Kinh tế tư bản chủ nghĩa. 

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự?

  1. Làm mất tài sản của người khác. 
  2. Đi học muộn không có lý do chính đáng. 
  3. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác..
  4. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán. 

Câu 5. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, em tiếp tục vào đại học là em đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 

  1. Thi hành pháp luật.
  2. Làm theo pháp luật. 
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Sử dụng pháp luật. 

Câu 6. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng lý 

  1. trong sản xuất.
  2. trong kinh tế. 
  3. về quyền và nghĩa vụ.
  4. về điều kiện kinh doanh. 

Câu 7. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào là 

  1. đối tượng lao động.
  2. công cụ lao động. 
  3. hệ thống bình chứa.
  4. kết cấu hạ tầng. 

Câu 8. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp | luật là thể hiện bình đẳng về

  1. trách nhiệm pháp lí.
  2. quyền và nghĩa vụ. 
  3. thực hiện pháp luật.
  4. trách nhiệm trước Toà án. 

Câu 9. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

  1. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
  2. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
  3. không có ý thức thực hiện.
  4. có chủ mưu xúi giục. 

Câu 10. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình 

  1. ở bất cứ nơi nào. 
  2. ở những nơi công cộng. 
  3. ở những nơi có đông người tụ tập hoặc đông người tham quan.
  4. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học, địa phương mình. 

Câu 11. Yếu tố nào dưới đây làm ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá trên thị trường?

  1. Quan hệ cung – cầu. 
  2. Giá trị trao đổi của hàng hoá. 
  3. Giá trị sử dụng của hàng hoá. 
  4. Tổng số lượng tiền đưa vào lưu thông.

Câu 12. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

  1. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. 
  2. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ. 
  3. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.
  4. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu. 

Câu 13. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”. Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với 

  1. chính trị.
  2. kinh tế. 
  3. đạo đức.
  4. văn hoá. 

Câu 14. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm 

  1. hình sự.
  2. hành chính 
  3. quy tắc quản lí xã hội.
  4. an toàn xã hội. 

Câu 15. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước là hành vi vi phạm . 

  1. dân sự. 
  2. kỉ luật
  3. quan hệ xã hội.
  4. hành chính. 

Câu 16. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi? 

  1. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi. 
  2. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
  3. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi. 
  4. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi. 

Câu 17. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường A sang trường B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 

  1. Sử dụng pháp luật.
  2. Thi hành pháp luật. 
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Công nhận pháp luật. 

Câu 18. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? 

  1. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 
  2. Bình đẳng trước pháp luật.
  3. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. 
  4. Bình đẳng khi tham gia giao thông. 

Câu 19. Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là 

  1. vi phạm hành chính.
  2. vi phạm kỷ luật. 
  3. vi phạm nội quy cơ quan.
  4. vi phạm dân sự.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khoẻ của người khác?

  1. Đánh người gây thương tích. 
  2. Tự tiện bắt người. 
  3. Tự tiện giam giữ người.
  4. Đe doạ đánh người. 

Câu 21. Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

  1. quyền học tập của công dân. 
  2. quyền được phát triển của công dân.
  3. quyền tự do của công dân.
  4. quyền lựa chọn ngành nghề của công dân. 

Câu 22. Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác? 

  1. Cha mẹ có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con. 
  2. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 
  3. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.
  4. Anh, chị có quyền nghe điện thoại của em. 

Câu 23. Quy luật giá trị tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua 

  1. giá trị của hàng hoá.
  2. giá cả trên thị trường. 
  3. giá trị xã hội cần thiết của hàng hoá. 
  4. quan hệ cung – cầu. 

Câu 24. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về 

  1. kinh tế.
  2. chính trị. 
  3. văn hoá, giáo dục.
  4. tự do tín ngưỡng. 

Câu 25. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 
  2. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. 
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
  4. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể. 

Câu 26. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khác trong trường hợp

  1. được pháp luật quy định. 
  2. nghi ngờ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. 
  3. nghi ngờ người trong nhà lấy cắp tài sản của người khác. 
  4. cần răn đe người khác phạm tội.

Câu 27. Một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh của công dân là: 

  1. Công dân được tự do tuyệt đối trong kinh doanh. 
  2. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ mặt hàng nào. 
  3. Công dân có quyền kinh doanh ở bất cứ nơi nào mà mình muốn.
  4. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền hoạt động kinh doanh. 

Câu 28. Trong những nghĩa vụ dưới đây của người kinh doanh, nghĩa vụ nào là quan trọng nhất? 

  1. Nộp thuế đầy đủ. 
  2. Bảo vệ môi trường. 
  3. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  4. Bảo vệ tài nguyên. 

Câu 29. Học sinh lớp 12 B đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị. 
  2. Quyền tự do ngôn luận. 
  3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lí xã hội.
  4. Quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân. 

Câu 30. Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là 

  1. vi phạm quy tắc lao động.
  2. vi phạm hành chính. 
  3. vi phạm kỉ luật.
  4. vi phạm đạo đức. 

Câu 31. Công ty A chậm thanh toán cho ông K tiền thuê văn phòng, ông K đã khoá trái cửa văn phòng làm việc, nhốt 4 nhân viên của Công ty trong đó suốt 3 giờ. Ông K đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. 
  2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khoẻ. 
  3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  4. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 

Câu 32. M đang sử dụng máy tính thì có việc đi ra khỏi phòng. Nhân lúc đó, L – sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M? 

  1. Quyền tự do cá nhân. 
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. 
  3. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín. 
  4. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 33. Nhân lúc trong siêu thị đông người, P đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh S cần xử sự theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật?

  1. Đánh cho P một trận. 
  2. Đánh P xong thì giải đến cơ quan công an.
  3. Giam P lại trong phòng kín của siêu thị.
  4. Giải ngay đến cơ quan công an. 

Câu 34. Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?

  1. Cơ quan Công an bất kì. 
  2. Uỷ ban nhân dân tỉnh.
  3. Uỷ ban nhân dân huyện N. 
  4. Viện kiểm sát nhân dân huyện. 

Câu 35. Bà Tr. là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bị Giám đốc sở này ra quyết định kỉ luật “Chuyển công tác khác”. Bà Tr. có thể gửi đơn khiếu nại đến người nào dưới đây cho đúng pháp luật? 

  1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh. 
  2. Thanh tra Chính phủ. 
  3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  4. Cơ quan Công an tỉnh. 

Câu 36. Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, X được đặc cách vào học Trường Trung học phổ thông Chuyên của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền học không hạn chế. 
  2. Quyền học suốt đời. 
  3. Quyền được phát triển.
  4. Quyền tự do học tập. 

Câu 37. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn Ng. có ý định mở cửa hàng dược phẩm. Bạn Ng. cần có hoặc không cần có điều kiện nào dưới đây để có thể đăng kí mở cửa hàng dược phẩm? 

  1. Bằng tốt nghiệp đại học. 
  2. Không cần bằng cấp nào nữa.
  3. Cần có bằng tốt nghiệp Trung cấp Dược. 
  4. Cần có chứng chỉ lớp bồi dưỡng kiến thức y dược. 

Câu 38. Chị V bị Giám đốc công ty kỉ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Khi cho rằng quyết định của Giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật? 

  1. Quyền tố cáo. 
  2. Quyền tự do ngôn luận. 
  3. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
  4. Quyền khiếu nại. 

Câu 39. Được anh N cảnh giới, anh M đột nhập vào nhà bà L lấy trộm chiếc xe máy rồi bán với giá 15 triệu đồng. Mấy ngày sau đó, anh M mời anh G làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Khi hơi men chếnh choáng, anh G nói với mọi người rằng anh đã biết vụ trộm này và đã chụp lại ảnh khi anh M lấy trộm xe. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? 

  1. Anh N và anh M.
  2. Anh M và anh G. 
  3. Anh M, anh N và anh G.
  4. Anh N và anh G. 

Câu 40. Trong một cuộc họp của xã, ông N là Chủ tịch xã đã không cho anh M tiếp tục phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị D. Do anh M phản đối nên ông N đã lệnh cho anh G là nhân viên bảo vệ ngoài hội trường buộc anh M phải rời cuộc họp. Anh Q là cán bộ Uỷ ban nhân dân xã đã viết bài bịa đặt ông N bạo hành nhân viên đăng lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông N bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? 

  1. Anh M, Anh G và anh Q.
  2. Ông N và anh Q. 
  3. Ông N và anh G.
  4. Ông N, anh G và anh Q

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 8 môn Giáo dục công dân
Đánh giá bài viết