Câu 1. Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga đã xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là

  1. chính quyền chuyên chế Nga hoàng và chính quyền vô sản.
  2. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
  3. Chính phủ cộng hoà tư sản và Chính phủ lâm thời của giai cấp vô sản.
  4. Chính phủ lâm thời tư sản và chính quyền chuyên chế Nga hoàng.

Câu 2. Phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống

  1. bọn phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít.
  2. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
  3. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
  4. thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 3. Theo Hiệp ước Giáp Tuất (1874) được ký kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp

  1. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
  2. được ở lại Hà Nội.
  3. được ở lại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
  4. chỉ được đóng tại một số địa điểm theo quy định. 

Câu 4. Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là 

  1. phe Trục.
  2. phe Liên minh.
  3. phe Hiệp ước.
  4. phe Đồng minh. 

Câu 5. Năm 1993, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nổi bật nào?

  1. Ban bố Hiến pháp, chính thức xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. Tiến hành cuộc bầu cử đa chủng tộc lần đầu tiên.
  3. Nenxơn Mandela được bầu làm Tổng thống.
  4. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ hoàn toàn.

Câu 6. Tổng thống đề ra “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Ph.Rudoven.
  2. H.Truman.
  3. D.Aixenhao.
  4. G.Kennơđi.

Câu 7. Những ngành nào được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? 

  1. Làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường. 
  2. Khai thác mỏ than và đồn điền cao su.
  3. Kinh doanh ngân hàng
  4. Xây dựng đường sắt, đường thuỷ, đường bộ.

Câu 8. Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là

  1. Sài Gòn.
  2. Hà Nội.
  3. Hải Dương.
  4. Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.

Câu 9. Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là

  1. thành lập đội quân viễn chinh và bổ nhiệm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng.
  2. xả súng vào đám đông khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập (2-9-1945).
  3. cho quân quấy nhiễu, ngăn cản Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6-1-1946).
  4. đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23–9–1945). 

Câu 10. Nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm 

  1. ranh giới phân chia vĩnh viễn lãnh thổ hai miền Nam – Bắc Việt Nam. 
  2. ranh giới phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam. 
  3. giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
  4. ranh giới phân chia hai quốc gia riêng biệt.

Câu 11. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở

  1. Tây Ninh và Đông Nam Bộ.
  2. các thành phố lớn ở miền Nam.
  3. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 
  4. Tây Nguyên và ven biển miền Trung. 

Câu 12. Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là

  1. gạo, cà phê và thuỷ sản. 
  2. gạo, hàng dệt may và nông sản. 
  3. gạo, cà phê và điều.
  4. gạo, hàng dệt may và thuỷ sản.

Câu 13. Người có công đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là 

  1. H.Truman.
  2. D.Aixenhao. 
  3. Ph.Rudoven.
  4. G.Kennơđi.

Câu 14. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cả nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của .

  1. Trương Định.
  2. Nguyễn Trung Trực.
  3. Nguyễn Hữu Huân.
  4. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 15. Năm 1956, Nhật Bản đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực đối ngoại?

  1. Kí Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.
  2. Kí Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô.
  3. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô, là thành viên của Liên hợp quốc.
  4. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Tây Âu.

Câu 16. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau về chủ trương của ta trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954? “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào …… .. mà địch tương đối yếu, nhằm ………… ……….. , giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải ..………… đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ…”

  1. những khu vực ….. tiêu diệt địch ….. tăng quân. 
  2. những hướng quan trọng về chiến lược ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch….. bị động phân tán lực lượng. 
  3. những hướng chiến lược ….. tiêu hao sinh lực địch ….. rút lui.
  4. những khu vực … tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch….. bị động phân tán. 

Câu 17. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng suy thoái cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?

  1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.
  2. Liên Xô chậm sửa đổi và thích ứng với tình hình mới.
  3. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
  4. Ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh.

Câu 18. Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

  1. từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.
  2. nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành nước công nghiệp.
  3. thành lập và mở rộng hiệp hội khu vực – ASEAN.
  4. Việt Nam góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.

Câu 19. Hiệp hội các quốc Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

  1. Vừa giành được độc lập, đòi hỏi các nước Đông Nam Á phải tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
  2. Bị các nước đế quốc bao vây cấm vận về mọi mặt.
  3. Sợ lớn mạnh của Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. 
  4. Bước vào thời kì phát triển kinh tế, văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác để cùng phá triên, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

Câu 20. Trong phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925, sự kiện nào theo khuynh hướng vô sản?

  1. Thành lập Đảng Thanh niên.
  2. Vận động “chấn hưng nội hoá”, “bài trừ ngoại hoá”. . .
  3. Bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son.
  4. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh.

Câu 21. Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là gì?

  1. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
  2. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.
  3. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
  4. Chống đế quốc phát xít, chống phong kiến.

Câu 22. Nguyên nhân thực dân Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp với Trung Hoa Dân quốc đầu năm 1946 là gì? 

  1. Nhượng bộ với Trung Hoa Dân quốc để chia sẻ quyền lợi ở miền Nam Trung Quốc. 
  2. Muốn thoả hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam.
  3. Muốn bắt tay với quân Trung Hoa Dân quốc để lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
  4. Sự chi phối của các nước đứng đầu phe Đồng minh (Mĩ, Liên Xô).

Câu 23. Công cụ chiến lược của Mỹ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961 – 1965 là 

  1. chính quyền và quân đội Sài Gòn. 
  2. cố vấn Mĩ. 
  3. quân đội viễn chinh Mĩ.
  4. quân các nước đồng minh của Mĩ. 

Câu 24. Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) của nước ta là gì?

  1. Tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
  2. Tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu.
  3. Sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.
  4. Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng

Câu 25. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 của quân dân ta là gì? 

  1. Chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta. .
  2. Là cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi. 
  3. Chứng tỏ quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tiến công quân sự lớn của địch. 
  4. Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới.

Câu 26. Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 7.

  1. mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. 
  2. góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc. 
  3. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền.
  4. có ảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến cách mạng Lào và Campuchia.

Câu 27, Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là

  1. Mặt trận Liên Việt.
  2. Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
  3. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
  4. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 

Câu 28. Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

  1. Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được “tôi luyện” và có lãnh tụ thiên tài.
  2. CNXH dần dần trở thành hệ thống thế giới.
  3. Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước tư bản phát triển.
  4. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc lên cao.

Câu 29. Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, để đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, sách lược của Đảng ta là

  1. hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam.
  2. hoà hoãn với quân Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
  3. tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.
  4. tiếp tục hoà hoãn, nhân nhượng với quân Trung Hoa Dân quốc. 

Câu 30. Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị  quốc tế nào ghi nhận? 

  1. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. 
  2. Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về châu Á.
  3. Hội nghị Pốtxđam năm 1945
  4. Hội nghị Pari năm 1973 về Việt Nam.

Câu 31. Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh trong những năm 1950 – 1973 là

  1. áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
  2. Nhà nước có vai trò rất to lớn trong quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
  3. ngân sách chi cho quốc phòng rất thấp, chủ yếu đầu tư cho phát triển kinh tế.
  4. tận dụng tốt các cơ hội từ bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu.

Câu 32. Điểm khác của Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là

  1. làm cho thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.
  2. chủ yếu diễn ra giữa các cường quốc trên thế giới.
  3. diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường (Mĩ và Liên Xô). 
  4. các nước tham gia đều phải tiêu tốn nhiều tiền của để chạy đua vũ trang. 

Câu 33. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? 

  1. Cao su và than là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. 
  2. Thị trường thế giới đang có nhu cầu lớn về hai mặt hàng này. 
  3. Tận dụng được nguồn nhân công rẻ mạt, thu lợi nhuận lâu dài. .
  4. Đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ở Đông Dương.

Câu 34. Ý nào không phản ánh đúng thực chất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

  1. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
  2. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ.
  3. Kết hợp mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.
  4. Nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

Câu 35. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì? 

  1. Do mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn. 
  2. Do Mĩ giật dây các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn. 
  3. Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình. 
  4. Mĩ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.

Câu 36. Có thể vận dụng những nội dung về nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc để , giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay?

  1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  2. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
  3. Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
  4. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Câu 37. Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?

  1. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu.
  2. Bao hàm cả nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
  3. Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau.
  4. Thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 38. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là

  1. xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
  2. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp.
  3. phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
  4. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. 

Câu 39. Giữa các kế hoạch Rave (1949), Đà Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) của ; thực dân Pháp đều có những điểm chung, ngoại trừ

  1. đề ra trong thế bị động, sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp.
  2. nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
  3. nhằm phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai.
  4. có sự đồng ý và viện trợ của Mĩ. 

Câu 40. Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thế kỉ XX là

  1. Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).
  2. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Hiệp định Pari về Việt Nam (1973).
  3. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).
  4. D. Cách mạng tháng Tám (1945), Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975).

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 5 môn Lịch sử
Đánh giá bài viết