Câu 1. Sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là

  1. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai – Oasinhtơn. 
  2. đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. 
  3. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 
  4. tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. 

Câu 2. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là

  1. Trật tự “hai cực” Ianta. 
  2. Trật tự “ba cực”. 
  3. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
  4. Trật tự “đa cực”. 

Câu 3. “Họ phần lớn xuất thân từ nông dân, phải làm việc suốt ngày trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy…, nhưng đồng lương được trả rất thấp. Ngay từ đầu, họ đã có tinh thần yêu nước và tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh chống Pháp”. Đoạn trích trên phản ánh về lực lượng nào trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc? 

  1. Tiểu tư sản thành thị.
  2. Công nhân. 
  3. Tư sản dân tộc.
  4. Sĩ phu yêu nước. 

Câu 4. Hình thức chính quyền được thành lập ở Nghệ An – Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 là 

  1. công xã.
  2. Xô viết. 
  3. Công hội đỏ.
  4. Chính phủ liên hiệp. 

Câu 5. Quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) nào ở khu vực Đông Bắc Á không thuộc các “con rồng” kinh tế nửa sau thế kỉ XX? 

  1. Nhật Bản.
  2. Hàn Quốc. 
  3. Hồng Công.
  4. Đài Loan. 

Câu 6. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ nước Mĩ vào khoảng thời gian nào? 

  1. Những năm đầu thế kỉ XX. 
  2. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. 
  3. Những năm 40 của thế kỉ XX.
  4. Những năm 70 của thế kỉ XX. 

Câu 7. Sự kiện khởi đầu gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là

  1. sự ra đời “học thuyết Truman”. 
  2. sự ra đời “kế hoạch Mácsan”. 
  3. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). 
  4. sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava. 

Câu 8. Tình hình tài chính nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào?

  1. Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng. 
  2. Nền tài chính quốc gia bước đầu được xây dựng. 
  3. Bị quân Trung Hoa Dân quốc thao túng, chi phối. 
  4. Lệ thuộc vào các ngân hàng của Nhật – Pháp.

Câu 9. Trong nội dung bản Tạm ước 14-9-1946, ta nhân nhượng thêm cho Pháp điều gì?

  1. Một số quyền lợi kinh tế – văn hoá. 
  2. Một số nhượng bộ về mặt quân sự. 
  3. Chấp nhận cho Pháp đem 15 000 quân ra Bắc.
  4. Một số quyền lợi về chính trị. 

Câu 10. Giữa tháng 5-1956, quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam khi chưa thực hiện nội dung điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? 

  1. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn cõi Đông Dương. 
  2. Tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực. 
  3. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc Việt Nam.
  4. Rút hết các căn cứ quân sự ở Đông Dương. 

Câu 11. Sau Đại thắng Xuân năm 1975, về mặt nhà nước tình hình có gì đáng chú ý?

  1. Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.
  2. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất.
  3. Tồn tại sự chia rẽ nhất định giữa hai miền. 
  4. Nhiều di hại xã hội vẫn còn tồn tại. 

Câu 12. Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định các bên  tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình ở

  1. miền Bắc Việt Nam. 
  2. trên toàn Đông Dương. 
  3. miền Nam Việt Nam.
  4. chiến trường Việt Nam. 

Câu 13. Thực dân Pháp đã vin vào cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)? 

  1. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng”. 
  2. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân. 
  3. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc.
  4. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874). 

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933? 

  1. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. 
  2. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.
  3. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn. ”
  4. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. 

Câu 15. Điểm chung của các nước Đông Nam Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? 

  1. Đều giành được độc lập. 
  2. Bị các nước thực dân phương Tây tái chiếm
  3. Tham gia vào các khối quân sự bị chi phối bởi Trật tự “hai cực” Santa và Chiến tranh lạnh.  
  4. Đều tham gia vào hiệp hội khu vực. 

Câu 16. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là 

  1. khoa học gắn liền với kĩ thuật.  
  2. B.thuật đi trước mở đường cho sản xuất. 
  3. thời gian ứng dụng các phát minh vào sản xuất và đời sống diễn ra nhanh.
  4. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 

Câu 17. Những ngành nào không có trong danh mục đầu tư của tư bản Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương? 

  1. làm giấy, xay xát gạo, làm diêm, sản xuất đường. 
  2. khai thác mỏ than và đồn điền cao su. 
  3. kinh doanh ngân hàng.
  4. chế tạo máy và đóng tàu. 

Câu 18. Văn kiện nào của Đảng xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân?

  1. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. 
  2. Luận cương chính trị tháng 10–1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. 
  3. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội đại biểu lần thứ I Đảng Cộng sản Đông Dương (3–1935).
  4. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939. 

Câu 19. Quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào nước ta sau Cách mạng tháng Tám thực chất nhằm mục đích gì? 

  1. Giải giáp quân Nhật. 
  2. Giúp đỡ chính quyền cách mạng nước ta. 
  3. Kiềm chế quân Pháp.
  4. Lật đổ chính quyền cách mạng nước ta. 

Câu 20. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: 1. Quân ta phục kích và thắng lớn ở Khe Lau; 2. Pháp huy động 12 000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công lên Việt Bắc; 3. Quân ta chủ động bao vây và tiến công, buộc địch phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã; 4. Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc, chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 kết thúc, thắng lợi thuộc về ta. 

  1. 3, 2, 1, 4.
  2. 2, 3, 1, 4.
  3. 1, 2, 3, 4.
  4. 2, 3, 4, 1.

Câu 21. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2–1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới nhằm 

  1. đưa cách mạng về từng nước Đông Dương. 
  2. khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với cách mạng Việt Nam. 
  3. tiếp tục sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. 
  4. đẩy mạnh tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. 

Câu 22. Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là 

  1. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. 
  2. tiến hành đồng thời nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. 
  3. tiến hành đồng thời nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và tiến lên CNXH trên phạm vi cả nước. 
  4. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và thực hiện độc lập, thống nhất đất nước. 

Câu 23. Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là 

  1. quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị của Mĩ. 
  2. quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị của Mĩ. 
  3. quân các nước đồng minh của Mĩ, sử dụng vũ khí, trang bị của Mĩ.
  4. liên quân Mỹ và đồng minh với vũ khí, trang bị của Mĩ. 

Câu 24. Sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý của người dân nước Mỹ trong mấy chục năm cuối thế kỉ XX là gì? 

  1. Di chứng từ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
  2. Sự sa lầy của quân đội Mỹ trên chiến trường Irắc. 
  3. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Trung tâm thương mại Mĩ.
  4. Tổng thống Mĩ – Kennơôi bị ám sát. 

Câu 25. Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được thành lập bởi sự chi phối của những quyết định tại Hội nghị Ianta (2–1945) và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

  1. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. 
  2. Đài Loan và Hồng Công. 
  3. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. 
  4. Hàn Quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Câu 26. Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam biến chuyển ra sao? 

  1. Phát triển tương đối độc lập, tự chủ. 
  2. Có sự phát triển nhất định nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp. 
  3. Lạc hậu, què quặt, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
  4. Phát triển, trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. 

Câu 27. Nội dung nào trong Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam? 

  1. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
  2. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. 
  3. Nhân dân miền Nam có quyền tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua  tổng tuyển cử tự do.
  4. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt. 

Câu 28. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961) là gì? 

  1. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng với con người. 
  2. Khẳng định vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế. 
  3. Mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  4. Liên Xô là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ. 

Câu 29. Ý không phản ánh đúng chính sách ưu tiên của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

  1. ra sức củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị – xã hội. 
  2. tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. 
  3. tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
  4. tìm cách quay trở lại các thuộc địa cũ của mình. 

Câu 30. Mục tiêu bao quát nhất của Mĩ khi phát động Chiến tranh lạnh là

  1. thực hiện “chiến lược toàn cầu” của Mĩ, đưa Mĩ trở thành nước lãnh đạo thế giới. 
  2. buộc các nước đồng minh phải lệ thuộc vào Mĩ.
  3. ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN trên thế giới.
  4. đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 31. Điểm khác trong xác định nhiệm vụ trước mắt thời kì 1936 – 1939 so với thời kì 1930 – 1931 của cách mạng Việt Nam là  

  1. chống đế quốc, phản động tay sai. 
  2. chống chế độ phản động và tay sai. 
  3. chống đế quốc, chống phong kiến. 
  4. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

Câu 32. Ý nào không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử mà thực dân Pháp đề ra kế hoạch Nava (1953)? 

  1. Thực dân Pháp trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
  2. Quân Pháp ngày càng bị thiệt hại nặng nề, lâm vào thế bị động phòng ngự. 
  3. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương trở thành một bộ phận trong “chiến lược toàn cầu” của đế quốc Mĩ.
  4. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao trên thế giới.

 Câu 33. Nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng nước ta sau năm 1954 là

  1. xây dựng CNXH ở miền Bắc, hỗ trợ cho cách mạng miền Nam. 
  2. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn. 
  3. xây dựng CNXH ở miền Bắc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà. 
  4. miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho miền Nam, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bảo vệ miền Bắc. 

Câu 34. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược? 

  1. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
  2. CuộcTổng tiến công và nổi dậy X – 1968 
  3. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
  4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 

Câu 35. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976)? 

  1. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị và tư tưởng, kinh tế, văn hoá – xã hội. 
  2. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước tiến lên CNXH.
  3. Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc. 
  4. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. 

Câu 36. Trong quyết định của Hội nghị Ianta về Nhật Bản, vấn đề nào trở nên nổi cộm trong quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay? 

  1. Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Zakhalin.
  2. Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
  3. Khôi phục quyền lợi của Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc)
  4. Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên.

Câu 37. Cho tư liệu sau: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của châu Phi đã lập ra tổ chức tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân, Tổ chức này đã phát hành một tờ báo làm cơ quan ngôn luận. Tổ chức và tờ báo đó có tên là gì?

  1. Hội Liên hiệp thuộc địa – Báo Nhân đạo. 
  2. Hội Liên hiệp thuộc địa – Báo Người cùng khổ.
  3. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông – Báo Người cùng khổ. 
  4. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông – Báo Nhân đạo. 

Câu 38. Một trong những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay là

  1. Đảng tập hợp các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất. 
  2. luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong chiến lược đấu tranh. 
  3. củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  4. kết hợp linh hoạt các hình thức đấu tranh. 

Câu 39. Luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946) vẫn còn nguyên giá trị trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo của nước ta hiện nay? 

  1. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. 
  2. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược. 
  3. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
  4. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

 Câu 40. Thiết kế công thức tổng quát về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mà đế quốc  thực hiện ở miền Nam Việt Nam thế nào? 

  1. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. 
  2. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ là | chủ yếu + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ. 
  3. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + quân đội Sài Gòn + vũ khí, trang thiết bị của Mĩ.
  4. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ + quân đồng minh + trang thiết bị của Mĩ.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 2 môn Lịch sử
Đánh giá bài viết