Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là quá trình

  1. tạo ra của cải vật chất. 
  2. sản xuất xã hội.
  3. con người tác động vào tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
  4. tạo ra cơm ăn, áo mặc, tạo ra tư liệu sản xuất. 

Câu 2. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền tự do báo chí.
  2. Quyền tự do ngôn luận. 
  3. Quyền chính trị.
  4. Quyền văn hoá – xã hội. 

Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được quy định:

  1. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có quyền bầu cử. 
  2. Ai cũng có quyền bầu cử. 
  3. Công dân bị kỉ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.
  4. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. 

Câu 4. Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là:

  1. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng. 
  2. Công dân được học ở các trường đại học. 
  3. Công dân được học ở nơi nào mình thích.
  4. Công dân được học môn học nào mình thích. 

Câu 5. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử? 1.

  1. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. 
  2. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. 
  3. Người đang công tác ở hải đảo.
  4. Người đang bị kỉ luật. 

Câu 6. Để thực hiện quyền học tập của mình, công dân có thể học ở hệ giáo dục nào dưới đây?

  1. Hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. 
  2. Hệ chính thức hoặc không chính thức. 
  3. Hệ học tập và hệ lao động. 
  4. Hệ công khai hoặc không công khai. 

Câu 7. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì

  1. ai cũng có quyền bắt. 
  2. chỉ công an mới có quyền bắt. 
  3. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt. 
  4. phải chờ ý kiến của cấp trên.

Câu 8. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  1. Tự do nghiên cứu khoa học. 
  2. Kiến nghị với các cơ quan, trường học. .
  3. Đưa ra phát minh, sáng chế.
  4. Sáng tác văn học, nghệ thuật. 

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây? 

  1. Nộp thuế đầy đủ. 
  2. Công khai thu nhập trên báo chí. 
  3. Bảo vệ môi trường.
  4. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh. 

Câu 10. Giá trị của hàng hoá là

  1. lao động của từng người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. 
  2. lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. 
  3. chi phí sản xuất cá nhân làm ra hàng hoá.
  4. sức lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.

Câu 11. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? 

  1. Đủ 21 tuổi.
  2. Đủ 20 tuổi. 
  3. Đủ 19 tuổi.
  4. Đủ 18 tuổi. 

Câu 12. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hoá phải phù hợp với 

  1. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra từng hàng hoá đó.
  2. thời gian lao động cá nhân để sản xuất ra từng hàng hoá đó. 
  3. thời gian lao động tập thể.
  4. thời gian lao động cộng đồng. 

Câu 13. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người

  1. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
  2. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
  3. không có ý thức thực hiện.
  4. có chủ mưu xúi giục. 

Câu 14. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

  1. các quan hệ kinh tế và quan hệ lao động. 
  2. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 
  3. các quy tắc quản lý nhà nước. 
  4. trật tự, an toàn xã hội.

Câu 15. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân? 

  1. Bình đẳng về thành phần xã hội. 
  2. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 
  3. Bình đẳng tôn giáo.
  4. Bình đẳng dân tộc. 

Câu 16. Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh?

  1. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. 
  2. Một số người thu được lợi nhuận nhiều hơn người khác. 
  3. Làm hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ.
  4. Một số người sử dụng những thủ đoạn phi pháp, bất lương. 

Câu 17. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người, trong | mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? 

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính phổ cập. 
  3. Tính rộng rãi.
  4. Tính nhân dân. 

Câu 18. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức? 

  1. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức. 
  2. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức. 
  3. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội.
  4. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. 

Câu 19. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

  1. kinh tế.
  2. chính trị. 
  3. văn hoá, giáo dục.
  4. tự do tín ngưỡng. 

Câu 20. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây?

  1. Tự tiện. 
  2. Trái pháp luật. 
  3. Có lỗi.
  4. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 

Câu 21. Tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng, không có căn cứ pháp lí là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân. 
  2. Quyền tự do cá nhân. 
  3. Quyền tự do tinh thần. 
  4. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 22. Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ là “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với 

  1. chính trị.
  2. kinh tế. 
  3. đạo đức.
  4. văn hoá. 

Câu 23. Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây?

  1. Trái pháp luật.
  2. Trái chính sách. 
  3. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
  4. Lỗi của chủ thể. 

Câu 24. Người có hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là vi phạm pháp luật gì dưới đây? 

  1. Hình sự.
  2. Hành chính.
  3. Dân sự. 
  4. Kỉ luật. 

Câu 25. Là công nhân nhà máy, ông N thường xuyên đi làm muộn mà không có lí do chính đáng. Hành vi của ông N là 

  1. vi phạm quy tắc lao động. 
  2. vi phạm hành chính. 
  3. vi phạm kỉ luật.
  4. vi phạm đạo đức. 

Câu 26. Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông giữ xe lại và lập biên bản xử phạt vi phạm. Anh K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? 

  1. Hình sự.
  2. Dân sự. 
  3. Hành chính.
  4. Kỉ luật. 

Câu 27. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Việc hai người này đều bị xử phạt như nhau là thể hiện bình đẳng nào dưới đây? 

  1. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 
  2. Bình đẳng trước pháp luật. 
  3. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  4. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 28. Là học sinh giỏi, H được đặc cách vào học ở trường Chuyên của tỉnh. H đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền học không hạn chế. 
  2. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh. 
  3. Quyền được phát triển của công dân. 
  4. Quyền ưu tiên trong lựa chọn nơi học tập.

Câu 29. M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm dự xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trong trường hợp này giữa hai bạn bình đẳng về quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Bình đẳng về học suốt đời. 
  2. Bình đẳng về học tập không hạn chế. 
  3. Bình đẳng trong tuyển sinh.
  4. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. 

Câu 30. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Ông A đã có hành vi 

  1. vi phạm hình sự.
  2. vi phạm hành chính. 
  3. vi phạm dân sự
  4. vi phạm kỉ luật.

 Câu 31. Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? 

  1. Thi hành pháp luật.
  2. Cưỡng chế pháp luật.
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Bảo đảm pháp luật.

Câu 32. Bà M có cửa hàng ăn uống, thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản vì nt:” bà M. Vậy bà M đã phải chịu trách nhiệm nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình

  1. Trách nhiệm kỉ luật. 
  2. Trách nhiệm dân sự.
  3. Trách nhiệm hành chính.
  4. Trách nhiệm hình sự. 

Câu 33. Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, công an phường Q đã bắt giam ông S và doạ nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.
  2. Quyền tự do cá nhân. 
  3. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  4. Quyền tự do đi lại. 

Câu 34. Nghi ngờ tên trộm xe đạp chạy vào một gia đình trong ngõ, hai người đàn ông chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý, đồng thời còn yêu cầu cho khám nhà để tìm kẻ trộm. Hành vi của hai người đàn ông trên đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? 

  1. Quyền được bảo vệ chỗ ở. 
  2. Quyền bí mật về chỗ ở. 
  3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  4. Quyền bất khả xâm phạm nhà dân.

Câu 35. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang lấy trộm xe máy. Hai anh đang lúng túng Lị. không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách L xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

  1. Đánh tên trộm một trận cho sợ. 
  2. Chửi tên trộm một hồi cho hả giận. 
  3. Lập biên bản, rồi sau đó thả ra.
  4. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất. 

Câu 36. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền tự do ngôn luận.
  2. Quyền được tham gia.
  3. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
  4. Quyền bày tỏ ý kiến. 

Câu 37. Chị L là nhân viên của Công ty X có hai lần đi làm muộn nên đã bị Giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể làm gì trong các cách dưới đây? 

  1. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại. 
  2. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên. 
  3. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên..
  4. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty. 

Câu 38. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, L xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Theo em, trong các lí do dưới đây, lí do từ chối nào của cơ quan đăng kí kinh doanh là đúng pháp luật? 

  1. L mới học xong Trung học phổ thông. 
  2. L chưa quen kinh doanh thuốc tân dược. 
  3. L chưa có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược. 
  4. L chưa nộp thuế. 

Câu 39. Anh S và anh L cùng nhau đi ăn nhậu. Vì uống nhiều rượu, chếnh choáng hơi men nên anh S và anh L vừa đi xe mô tô với tốc độ cao vừa lạng lách đánh võng. Bị mất lái, anh S đã đâm xe vào ông B đang dừng xe giữa lòng đường. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật? 

  1. Anh S và anh L.
  2. Anh L và ông B
  3. Anh S, anh L và ông B. 
  4. Anh S và ông B.

Câu 40. Ông N có con gái tên M đang học lớp 12. Khi biết tin M yêu K là thanh niên không nghề nghiệp lại nghiện hút, ông N đã rất bất ngờ. Ông vừa tìm cách giám sát con gái chặt chẽ, vừa thuê H đánh K. Trong một lần ông N về quê, M rủ K đến nhà chơi. Thấy trên bàn trang điểm có chiếc nhẫn kim cương, K lấy trộm và mang bán được 600 triệu đồng rồi xui người yêu cùng bỏ trốn. Trong trường hợp trên, những ai phải chịu trách nhiệm pháp lí? 

  1. Ông N, H và K
  2. Ông A, D, H và T. 
  3. Ông A, D và T.
  4. Ông A, T và H.

Đề trắc nghiệm luyện thi THPT quốc gia năm 2021 Khoa học xã hội Tập 1 – Đề số 2 môn Giáo dục công dân
Đánh giá bài viết