I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần t mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy về tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.

(David McCullough, Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley, dẫn theo http://www. ehapu.edu.vn, ngày 5 – 6 – 2012)

Câu 1 Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 Theo anh/ chị, David McCullough muốn nhắn gửi điều gì qua cầu:

“Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hay tập làm bất cứ thứ gì, có thể có những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng.”

Câu 3 Anh/ Chị hiểu câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời.” như thế nào? 

Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản thân mình.” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

“Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại.” (David McCullough) – Nên hay không nên?

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị về vấn đề trên. 

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), “các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hàn cho đoạn trích” (Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 123).

 Anh/ Chị hãy chọn và phân tích 01 đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước để làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức nghị luận.

Câu 2 HS trình bày cách hiệu riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

Tham khao hướng trả lời sau: Theo David McCullough, các ein đừng vội nghĩ đến việc làm những chuyện to lớn hay những việc mình thích hoặc cho là quan trọng, mà hãy làm từ những việc nhỏ nhất, thậm chí cả những việc chăng có ý nghĩa gì, để thử sức mình, để tích lũy kinh nghiệm, từ đó biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xác định hướng đi cho cuộc đời mình.

Câu 3 HS trình bày cách hiểu riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

Tham khảo hướng trả lời sau: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời” nghĩa là coi sách và việc đọc sách (để giải trí, để tích luỹ tri thức, để bồi dưỡng nhân cách…) là cơ sở để tồn tại, là cách nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Nguồn sống tinh thần này cũng quan trọng không kém nguồn sống vật chất nuôi dưỡng cơ thể con người.

Câu 4 HS trình bày quan điểm riêng của mình. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

Tham khảo các hướng trả lời sau:

– Nếu đồng tình với quan điểm “nghĩ cho bản thân mình”, cần lập luận theo hướng: mọi việc mình làm trước hết phải vì mình, mình xứng đáng được hưởng những thanh qua do mình cố gắng làm ra. Một người không biết nghĩ cho bạn thân mình thì khó có thể nghĩ cho người khác, khó có thể sống vì người khác; cũng như vậy, một người không biết thương mình thì cũng khó thương người khác (tục ngữ Việt Nam có câu “thương người như thể thương thân”). Hơn nữa, chỉ khi biết mình cần những gì thì mới thấu hiểu được mong muốn của người khác, từ đó mới có thể giúp đỡ được người khác.

– Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: mặt trái của việc “nghĩ cho bạn thân mình” là lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết nghĩ cho mình, chăm lo lợi ích riêng của mình, không quan tâm và chia sẻ với người khác.

– Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối: kết hợp hai cách lập luận trên.

II. LÀM VĂN 

Câu 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp,…; sử dụng một trong các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bo,… hoặc kết hợp các thao tác này; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để bày tỏ quan điểm của bản thân về: “Hãy nhớ những giấc mơ 1 đại.” – Nên hay không nên?

– Nếu HS cho là nên, cần lập luận theo hướng: “Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại” là hãy nghĩ đến và khao khát làm được những việc lớn lao. Những suy nghĩ và khao khát đó sẽ trở thành động lực để chúng ta đạt được những điều mà mình mong muốn.

– Nếu HS cho là không nên, cần lập luận theo hướng: “Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại” là hãy nghĩ đến và khao khát làm được những việc lớn lao. Nhưng nếu “giấc mơ” đó quá sức, không hoặc thiếu cơ sở thực hiện sẽ dễ rơi vào hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” (không có sức để theo đuôi ý định); dễ thất bại; ước mơ không thành hiện thực khiến chúng ta dễ rơi vào tuyệt vọng và thất vọng về bản thân.

– Nếu HS cho là vừa nên, vừa không nên: cần kết hợp hai cách lập luận trên.

Câu 2 Đề bài yêu cầu HS chọn và phân tích 01 đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) để làm sáng tỏ nhận định: “các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích”.

HS nên chọn một đoạn thơ khoảng 8 dòng thơ trở lên để phân tích. Chẳng hạn, có thể chọn một trong các đoạn thơ sau:

– Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi… Đất Nước có từ ngày đó..

– Đất là nơi anh đến trường… Cùng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

– Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… Có thể trình bày theo định hướng sau:

a) Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước:

– Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với các tên tuổi tiêu biểu khác như Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy Bằng Việt, Thanh Thảo, Xuân Quỳnh… Những nhà thơ này đã đem đến một tiếng nói mới cho thơ ca Việt Nam hiện đại, mở rộng chất liệu của hiện thực đời sống, gia tăng sức khái quát, chiều sâu suy nghĩ cùng những suy tư, trải nghiệm về chiến tranh.

Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam

– Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca Mặt đường khát vọng trong không khí nở rộ của thể loại này. Tác phẩm được viết năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, là giai đoạn ác liệt nhất đòi hỏi sức mạnh tổng lực cho chiến thắng, trong đó lực lượng giữ vai trò quan trọng là thế hệ trẻ. Hiện thực ấy đã làm nảy sinh nhu cầu được khái quát, tổng kết về những bước đi thần kì của dân tộc. Bàn trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam, nói rộng ra là sự ý thức của tuổi trẻ miền Nam về nhân dân, đất nước, sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của tác phẩm, là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

b) Giải thích ý kiến: “các chất liệu của văn hoá dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích”: “chất liệu của văn hoá dân gian” chính là các câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, truyện cổ tích, phong tục tập quán… mà nhân dân ta đã sáng tạo nên từ bao đời nay. Những “chất liệu” đó được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng một cách tự nhiên (“nhuần nhị”), sáng tạo (không sao chép nguyên văn mà lấy ý, lấy từ, mượn cách nói…), đem lại sức hấp dẫn cho nội dung của các câu thơ – cũng chính là tư tưởng của nhà thơ trong đoạn trích.

c) Giới thiệu vị trí của đoạn thơ sẽ phân tích và nêu khái quát nội dung của đoạn thơ đó.

d) Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến. Khi phân tích, cần tìm ra “chất liệu văn hoá dân gian” và chỉ ra sự vận dụng tự nhiên, sáng tạo của tác giả; từ đó, đánh giá ý nghĩa, tác dụng của chất liệu ấy trong việc thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

e) Nhận xét, đánh giá

– Đoạn thơ nói riêng và đoạn trích Đất Nước nói chung đã sử dụng nhuần nhị, sáng tạo các chất liệu của văn hoá dân gian, gợi ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ.

– Đó là đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt. Đó cũng là biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

 

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 8
Đánh giá bài viết