I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở Đại học Yale và John Mayer ở Đại học New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient – EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bảng phân tích cấu tạo của bộ nào và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lí trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần túy và được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trương, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.

EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardney gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy để thích nghi, luôn tìm được sự hoà hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tinh tập thể trong làm việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lí học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn le/1ện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi tre còn ho, hệ thần kinh chtra trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những canh tác mới EO không đội lập với IQ, mà lực địch của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú ca hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

[..] Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn 1), như người ta thường nói “với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EO, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.

(EO. SO, CQ nhưng chỉ số 11 người thành đạt, dẫn theo http:// www.vnexpress.net, ngày 23 – 8 – 2014)

 Câu 1 Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

 Câu 2 Theo đoạn trích, EQ thể hiện điều gì ở một con người?

 Câu 3 Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu: “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảnh xúc.” được hiểu là gì?

 Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm: “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn 10″ không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Những người thành đạt không phai là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. 

Câu 2 (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là nhân vật đáng ca ngợi, nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Quan điểm của anh chị về ý kiến trên như thế nào?

GỚI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là thuyết minh và nghị luận.

Câu 2 Theo đoạn trích, EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác và khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.

Câu 3 Cụm từ “chế ngự cảm xúc” trong câu “Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc.” được hiểu là khả năng kìm giữ các cam xúc bốc đồng của bạn thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc tình huống khó chịu nhất.

Câu 4 HS có thể đồng tình hoặc phân đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối quan điểm “Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ”. Dựa vào phần giải thích về EQ và IQ, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để trả lời. Cần có lí giải cụ thể, hợp lí, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN

Câu 1 HS viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp…; sử dụng một hoặc một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bò,…; có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ. đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình theo hướng làm rõ và khẳng định hoặc phủ định ý kiến: Những người thành đạt không phai là người có IQ cao nhất là có EQ cao nhất.

Tham khảo tư liệu sau để làm bài:

IQ QUAN TRỌNG HAY EQ? 

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình…

Việt là học sinh giỏi và rất thông minh. Cậu luôn có điểm số cao ở hầu hết các môn học và là người đứng đầu trong các kì thi. Tuy vậy, tính của Việt tự cao và khó gần.

Khi ra trường, Việt được nhiều công ty mời chào nhưng kết quả của các cuộc phỏng vấn lại không khả quan. Đã bảy năm kể từ khi ra trường, Việt vẫn chưa làm được những gì cậu mong muốn.

Trái với Việt, thời còn đi học Hùng không phải là học sinh giỏi Tuy nhiên, với tính cách hòa đồng, hay quan tâm giúp đỡ người khác, cậu rất được bạn bè quý mến và tin yêu. Khi ra trường, Hùng không có nhiều lời mời phỏng vấn như Việt nhưng kết quả cậu cũng đã tìm được một công việc yêu thích.

Hiện tại, với vị trí trưởng phòng kinh doanh, được ban lãnh đạo công ty tin cậy, đồng nghiệp và khách hàng quý mến, Hùng đang có một tương lai sáng sủa.

Trong cuộc sống, chúng ta gặp không ít những câu chuyện như vậy. Tại sao người ít thông minh lại thành công hơn người giỏi hơn mình? Có phải do họ may mắn, làm việc chăm chỉ, hay họ có những năng lực đặc biệt?

Thông minh và thông minh cảm xúc

Trí thông minh được đo bằng hệ số IQ. IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiệu và xử lý tình huống, năng lực tư duy logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.

Thông minh cảm xúc được đo bằng hệ số cảm xúc EQ, EQ đo lường năng lực, khả năng hay kĩ năng của một người trong việc cảm nhận, đánh giá và quản lí cảm xúc của bạn thân, của người khác hay của một nhóm người,

Trong một thời gian dài, người ta dùng chỉ số IQ để tìm kiếm người tài vì tin rằng người có IQ cao sẽ có xác suất thành công cao hơn người khác. Tuy vậy, một số nghiên cứu khoa học lại cho thấy chỉ 25% số người thành công là có chỉ số IQ cao hơn trung bình. Nghĩa là chỉ số IQ không giai thích được sự thành công vượt trội của 75% số người còn lại. Kết quả nghiên cứu đã loại yếu tố về năng lực chuyên môn.

Cuối cùng, những người nghiên cứu khẳng định rằng chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định sự thành công trong cuộc sống và công việc của mỗi chúng ta.

Năng lực cảm xúc trong môi trường làm việc

Trong khi chỉ số thông minh ít khi thay đổi theo thời gian, thì chỉ số thông minh cảm xúc có thể được “học” và thay đổi vào bất cứ giai đoạn hay môi trường nào.

Để thành công trong môi trường làm việc, ông Daniel Goleman – người được xem là nhà nghiên cứu hàng đầu về EQ hiện nay đã đề xuất chúng ta phải có những năng lực xúc cảm cá nhân gồm: năng lực tự nhận biết bản thân, năng lực tự điều chỉnh, năng lực tạo động lực; và những năng lực thông minh xúc cảm xã hội gồm: năng lực thấu cảm với người khác và năng lực giao tiếp xã hội.

Năng lực tự nhận biết cảm xúc bạn thân giúp chúng ta biết rõ cảm xúc hiện tại của mình và giúp chúng ta nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Biết tự đánh giá bản thân còn giúp chúng ta hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình, giúp chúng ta can đảm thể hiện những suy nghĩ chưa được chấp nhận và dám một mình theo đuổi cái đúng. Trong khi đó, năng lực tự điều chỉnh giúp chúng ta kìm giữ các cam xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc khó chịu nhất.

Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại. Chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân và mong muốn vượt qua hay ít nhất đạt được những tiêu chuẩn hoàn hảo. Những cá nhân này luôn tìm thấy mục tiêu của bản thân trong mục tiêu của tập thể. Họ luôn chú ý đến giá trị, mục tiêu của tổ chức trước khi ra quyết định.

Bên cạnh một số năng lực kể trên, có những người còn có khả năng thấu cảm người khác. Họ có thể cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Hoặc cũng có người có năng lực phát triển người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển.

Nói đến năng lực giao tiếp xã hội của một người, chúng ta có thể kể đến năng lực truyền đạt thông tin, năng lực quản lí xung đột, năng lực lãnh đạo hay năng lực tạo sự thay đổi, năng lực hợp tác với người khác…

Người có năng lực quản lí sự xung đột có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối bất hoà, đưa ra giải pháp để hai bên cùng thắng.

Trong khi đó người có năng lực lãnh đạo sẽ tạo cảm hứng cho mọi người làm việc, làm cho họ tin và hướng theo một tầm nhìn, một mục tiêu chung. Dù ở vị trí nào họ cũng sẵn sàng tiến lên để nhận lãnh trách nhiệm, họ tạo ảnh hưởng lên người khác bằng chính những hành động của mình. Còn người có năng lực hợp tác luôn tạo ra một môi trường làm việc vì mục đích chung, trong đó mọi người đều có cơ hội để phát triển.

Đọc những điều vừa kể chắc hẳn bạn cũng như tôi sẽ cảm nhận rằng những năng lực trên tuy nghe hết sức bình thường nhưng lại là những phẩm chất lí tưởng của mỗi cá nhân trong môi trường làm việc. Đó là những phẩm chất mà chúng ta mong muốn có cho bản thân mình cũng như cho sếp và đồng nghiệp. Đó cũng là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mọi người.

Dù ở độ tuổi nào, mỗi người đều có tiềm năng để phát triển những năng lực trên. Đừng quá ỷ lại vào trí thông minh, trình độ chuyên môn mà nên tập trung nhiều hơn đến việc phát triển chỉ số EQ, phát triển năng lực cảm xúc của bản thân trong môi trường làm việc.

Từ từ, chúng ta sẽ nhận biết, quản lí bản thân tốt hơn, hiểu biết và giao tiếp với người khác hiệu quả hơn, và chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công hơn trong công việc và cuộc sống.

(Dẫn theo http://www.vneconomy.vn, ngày 14 – 6 – 2007)

Câu 2 Đề bài yêu cầu HS bày tỏ suy nghĩ riêng của mình trong việc đánh giá hai nhân vật chính của truyện ngắn Chữ người tử tù. Lâu nay, người đọc vẫn thường ca ngợi Huấn Cao và coi đó là kết tinh của cái Đẹp. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ tác phẩm sẽ thấy: nhân vật quan ngục – dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân – cũng có những vẻ đẹp đáng trân trọng, thậm chí, có người còn cho rằng Huấn Cao đáng ca ngợi, nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn. Bởi vẻ đẹp của Huấn Cao rất dễ nhận ra, còn vẻ đẹp của quản ngục – “cái thuần khiết”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” thì không phải ai cũng nhận thấy. Ngay ca Huấn Cao khi phát hiện ra “sở thích cao quý” của quản ngục cũng phải ngạc nhiên và trách mình “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng không đi sâu vào phân tích nhân vật Huấn Cao mà tập trung làm rõ vẻ đẹp của nhân vật viên quản ngục. Tham khảo dàn ý sau:

a) – Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Khẳng định: trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Huấn Cao là nhân vật đáng ca ngợi, nhưng nhân vật quản ngục còn đáng ca ngợi hơn.

b) Phân tích và chứng minh

– Nhân vật Huấn Cao: 

+ Tài hoa, nghệ sĩ; 

+ Có khí phách hiên ngang, bất khuất: 

+ Có nhân cách trong sáng, cao ca.

– Nhân vật viên quản ngục: Quản ngục (trong xã hội cũng là một người coi tù – đại diện cho bộ máy cai trị hà khắc, tàn bạo của triều đình phong kiến. Xét về vị thế xã hội, quản ngục là kẻ thù của Huấn Cao – người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Tuy nhiên, viên quản ngục lại có những vẻ đẹp về tâm hồn và nhân cách, thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với Huấn Cao (các chi tiết khi nghe tin Huấn Cao sắp đến cùng đoàn từ tù, những xét đoán của quản ngục về thầy thơ lại, đêm cuối cùng trước ngày Huấn Cao ra pháp trường,…). Qua đó, có thể thấy:

+ Quản ngục là người có tâm hồn nghệ sĩ: say mê và quý trọng cái đẹp. + Quản ngục là người dùng cảm, không sợ cường quyền: biệt đài một tử tù.

+ Quản ngục là người có phẩm chất trong sáng, tốt đẹp: sùng kính Huấn Cao – hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương cao cả.

c) Nhận xét: Huấn Cao là anh hùng trong thiên hạ nên ông có những tính cách “phi thường” là chuyện thường tình. Nhưng với quản ngục thì rất khác, dù là quản ngục nhưng thực chất ông có khác gì một “người tù chung thân”. Trong hoàn cảnh nhà tù, giữa chốn đầy rẫy cái ác và sự vô nhân, việc giữ được sở nguyện cao quý, yêu và quý trọng cái tài, khát khao được thưởng thức cái đẹp là điều không dễ. Đặc biệt, việc sẵn sàng từ bỏ công việc và quyền lực để “giữ thiện lương cho lành vững” càng cho thấy ông là người đáng nể trọng và ngợi ca.

d) Đánh giá: Quản ngục là người đáng được ca ngợi. Qua việc xây dựng nhân vật này, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ: tàitâm, cái đẹpcái thiện thống nhất làm một.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 6
Đánh giá bài viết