I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mặt 

Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay 

Nay cành nhãn non Đoài, ai vườn cam xứ Bắc 

Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhị tận miền Tây.

(Tuyển tập Chế Lan Viên, NXB Văn học, 1985)

 Câu 1 So sánh nhà thơ với con ong, bài thơ muốn nói điều gì?

 Câu 2 Các địa danh “non Đoài”, “xứ Bắc”, “miền Tây” trong bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3 “Mật ngọt” ở đây không chỉ là mật ong mà còn có nghĩa là gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Tác giả Bá Dương (người Trung Quốc) viết cuốn sách Người Trung Quốc xấu xí để nêu lên những thói hư, tật xấu của người Trung Quốc. Tương tự, người Mĩ có cuốn sách Người Mĩ xấu xí, người Nhật cũng có cuốn Người Nhật xấu xí...

Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của mình về hiện tượng nêu trên và chỉ ra một vài thói hư tật xấu của người anh chị cho là đáng phê phán nhất.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nếu một số nét khác biệt tiêu biểu của thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ sau:

Tự tình 1 

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non. 

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, 

Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đã mất hồn.

Ngán nổi xuân đi xuân lại lại, 

Mảnh tình san sẻ ti con con.

(Hồ Xuân Hương)

Cảnh chiều hôm 

Chiều trời bảng làng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn 

Gác mái, ngư ông về viễn phố, 

Gò sừng, mục tử lại có thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay moi, 

Dặm liễu sương sa khách bước dồn. 

Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, 

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 So sánh nhà thơ với con ong là để nói lên sự chuyên cần, nhẫn nại, chăm chỉ lao động, cần cù làm việc.

Câu 2 Các địa danh trong bài chỉ sự xa xôi, cách trở, từ đó tô đậm tính cách cần cù, nay chỗ này mai đã ở chỗ kia của con ong đi tìm mật.

Câu 3 Mật ngọt ở đây còn chỉ kết quả, sản phẩm cuối cùng của nhà thơ: là tác phẩm, bài thơ hay.

II. LÀM VĂN

Câu 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp,…; sử dụng một số thao tác lập luận trong số các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ,… có lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để trình bày được suy nghĩ riêng của mình về hiện tượng các cuốn sách nói về thói hư tật xấu và chỉ ra một số thói hư tật xấu đáng phê phán nhất của người Việt Nam. Đoạn văn cần làm được một số ý sau:

– Nêu quan niệm của mình trước hiện tượng các cuốn sách viết về thói hư tật xấu.

+ Đó là thể hiện bản lĩnh của những con người, những dân tộc có ý chí. Vì nhận ra khuyết điểm của mình đã khó; dám viết ra, nói ra các khuyết điểm, thói hư tật xấu của mình và dân tộc mình còn khó hơn nhiều. Tâm lí chung của con người là thích ngợi ca hơn chê bai,…

+ Nhưng nếu mỗi con người, mỗi dân tộc không tự nhận thấy những hạn chế, nhược điểm của mình thì sẽ nguy hại thế nào, sẽ không bao giờ tiến bộ, không bao giờ chịu vươn lên. Ba nước nêu trong đề bài đều là những quốc gia lớn, một phần nhờ họ biết và dám nhìn ra những thói hư tật xấu của chính mình.

– Nêu lên một số thói hư, tật xấu của người Việt Nam. Ví dụ: tự do vô kỉ luật, không đúng giờ, thiếu trách nhiệm chung; ồn ào nơi công cộng, sinh hoạt bừa bãi, thiếu vệ sinh, làm ô nhiễm môi trường mình sống, ích kỉ, ham lợi lộc, thiếu ý thức khi tham gia giao thông; thiếu tinh thần cộng tác khi làm việc tập thể,… Mỗi thói hư tật xấu cần nêu ra được các biểu hiện, dẫn chứng cụ thể và phân tích làm rõ tại sao đó lại là một hạn chế cần khắc phục khi đất nước bước vào thời kì hội nhập.

– Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 Chỉ ra được một số nét phong cách tiêu biểu của hai nhà thơ qua hai bài thơ cụ thể. Nên làm theo cách so sánh từ một số bình diện sau đây:

a) Nội dung: Cùng viết về nỗi buồn, nhưng là hai nỗi buồn khác nhau. Nỗi buồn của Hồ Xuân Hương là nỗi buồn về duyên phận lỡ làng, thấm đượm nỗi đau đớn, tái tê, bẽ bàng, chán ngán, ê chề,… Còn nỗi buồn của Bà Huyện Thanh Quan là nỗi buồn hoài cổ, của kẻ xa quê, lữ thứ; một nỗi buồn man mác, da diết và thấm thía.

b) Để làm nổi bật nỗi buồn ấy, mỗi người có một cách thể hiện rất riêng, độc đáo. Phân tích cách thể hiện của hai bài qua một số bình diện như:

– Không gian và thời gian nghệ thuật khác nhau: một bên là buổi chiều, một bên là đêm khuya.

– Cảnh vật dưới con mắt của mỗi nhà thơ khác nhau.

+ Với Bà Huyện Thanh Quan: cảnh vật êm đềm, tĩnh lặng, buồn bã, có vẻ thơ mộng, cảnh ông già đánh cá bình thân gác mái xuôi dòng về phố xa (miễn phí); cảnh trẻ chăn trâu gõ sừng, theo trâu về xóm vắng (cô thôn); cảnh ngàn mai, gió cuốn, cánh chim trời mệt mỏi, tiếng chân bước dồn của người lữ thứ,… làm nổi bật tâm trạng buồn bã, u uẩn của người xa quê.

+ Với Hồ Xuân Hương: thiên nhiên, cảnh vật đều sống động, sắc nhọn, mạnh mẽ thể hiện rất rõ tâm trạng buồn chán, tâm lí muốn “nổi loạn” trước duyên tình dang dở. Say rồi tỉnh, trăng không tròn, rêu đá cũng muốn “đâm toạc” “xiên ngang”; “hồng nhan” vốn là biểu tượng đẹp (người đẹp) dưới mắt bà thành rẻ rúng, bè bằng (“cái hồng nhan” “trơ” ra giữa nước non).

– Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình: Bà Huyện Thanh Quan thấm thía nỗi buồn xa cách, không ai chia sẻ (Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ); Hồ Xuân Hương chán ngán tình cảnh dang dở của duyên phận lỡ làng, vì mùa xuân của đất trời sẽ còn trở lại; còn tuổi xuân của mình một đi không trở lại, “mảnh tình” (đã bé) lại bị chia sẻ thành quá ít ỏi, nhỏ nhoi “tí con con”,…

– Đặc điểm hình thức: tuy cùng là thể thơ Nôm đường luật nhưng hai bài thơ cũng có nhiều điểm rất khác nhau, nhất là ngôn từ: Sử dụng nhiều từ Hán Việt kết hợp với các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các biện pháp tu từ,…, bai thơ của Bà Huyện Thanh Quan rất trang nhã, đài các, phù hợp với tâm trạng buồn bã, hoài cổ, nhớ tiếc,… Ngược lại, từ ngữ nôm na, bình dị, cách ví von, cách sử dụng hình ảnh, cách ngắt nhịp trong thơ Hồ Xuân Hương đều khác với Bà Huyện Thanh Quan, muốn chống lại khuôn mẫu của thơ ca phong kiến, thể hiện sự mạnh mẽ, đầy cá tính của chủ thể trữ tình.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 28
Đánh giá bài viết