I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mùa xuân, tự nhiên tôi muốn gác hết mọi việc bận rộn để lên rong chơi trên những đồi có gần 1ùng mộ vua. Ở đó tôi có thể nằm ngửa nhặt trên co, ngước mắt nhìn chùm hoa lệ nở trắng muốt trên cao. Tôi đã tìm đến định sống ở nhiều đô thị bắc nam, ở đó tôi có thể tìm thấy mọi cái cần cho cuộc sống của tôi, chỉ thiếu một cái mà tôi không chịu nổi, là thiên nhiên.

Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất công lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín năm chờ trên cành, và khắp đất đó trong vùng Kim Long, khói đốt co toa va mịt mùng xanh mở một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cô khuất trong cây lá của một khu sân văng ve con dau cham lo cho gia một câu nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kiêu on son trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc […] chúng đã di trí về một vùng đất nào lên tình hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “lên tinh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quê lên tình” của thế hệ tr ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê Phương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mơ hội leo núi, mang theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao nhưng tiết “Thùng cart”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên ân, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhân ngồi uống rượu trên đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dân mình trong sương khói: đi thăm qui trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng thong co, gọi lũ bướm bay theo.

[…] Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời, hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta năm buông mình trên cơ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi”.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Miền cỏ thơm, dẫn theo http://tapchisonghuong.com.vn, ngày 7-7 – 2009) 

Câu 1 Liệt kê những chi tiết nói về “cò” trong các mùa ở xứ Huế. 

Câu 2 Qua những chi tiết nói về “có”, xứ Huế hiện lên như thế nào? 

Câu 3 Cách nhà văn gợi nhắc đến những văn nhân như Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử có tác dụng gì?

 Câu 4 Thông điệp mà người viết muốn gửi gắm qua những câu văn sau là gì:

“Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc […] chúng đã di trú về một vùng đất nào lên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “Yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quên yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai.”?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/ Chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc”.

Câu 2 (5,0 điểm) 

 Bình luận về “cái tôi” Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Những chi tiết nói về “có” trong các mùa ở xứ Huế:

– Mùa xuân: đồi cỏ gần vùng mộ vua, nằm ngửa mặt trên co, ngước mắt nhìn chùm hoa lệ nở trắng muốt trên cao;

– Mùa hạ: cỏ mọc xanh lạ thường trong những khu vườn Huế, ở vùng Kim Long, khói đốt có toa ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông;

– Mùa thu: vó ngựa của những văn nhân đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cố, gọi là bướm bay theo.

Câu 2 Qua những chi tiết nói về “có”, xứ Huế hiện lên với những khu vườn xanh mát, bình yên; có núi đồi, sông nước hữu tình, thơ mộng, thiên nhiên nguyên Sơ mang sức sống mãnh liệt và một vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn.

Câu 3 Cách nhà văn gợi nhắc đến những văn nhân như Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử có tác dụng gợi lên vẻ đẹp của con người xứ Huế với thú vui tao nhã, sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên, yên tĩnh, thơ mộng, thanh bình. Thể hiện một nét phong cách riêng của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường: tài hoa, uyên bác trong góc nhìn mang chiều sâu văn hoá.

Câu 4 Thông điệp người viết muốn gửi gắm qua những câu văn: “Tôi lớn lên … ngày mai” là chi ra thực trạng: những khoảng không gian yên tĩnh, trong lành, thơ mộng đang bị thu hẹp; môi trường sống tự nhiên, cân bằng đang bị chính con người can thiệp thô bạo.

– Con người hãy trân trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường để không làm mất đi quyền được sống trong những không gian yên tĩnh, nơi con người có thể hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên…

II, LÀM VĂN 

Câu 1 Viết được 01 đoạn văn nghị luận xã hội, đảm bao dung lượng (khoảng 200 chữ); có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp; biết sử dụng các thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận. Diễn đạt lưu loát, đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

HS nêu được quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, đồng tình, phản đối hoặc đồng tình một phần với ý kiến, lí giải một cách thuyết phục.

Sau đây là một vài gợi ý: – Đồng tình:

+ Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời vì: cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, nay hạnh phúc ngọt ngào, mai có thể đã đắng cay, bất hạnh, hạnh phúc không dễ gì có được, con người cần không ngừng tìm kiếm, nỗ lực vun đắp…, mỗi người có quan niệm riêng về hạnh phúc.

+ Hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là những giây phút tâm hồn con người thanh thản, không vướng bận, lo âu; là những giây phút tận hưởng hết mình những gì thiên nhiên ban tặng, dù chỉ là cảm giác được thả mình trên thảm cỏ, chìm đắm trong hương có thơm, cảm nghe cái mềm mượt của co,… (HS tự nêu ví dụ cụ thể.)

– Phản đối: nếu cho rằng hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện, vui sướng khi đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, những thành công về tiền tài, địa vị, chức tước,… thì hạnh phúc không chỉ là khoảnh khắc mà có thể kéo dài trong nhiều năm tháng. Vì sau những nỗ lực kiếm tìm, con người ta sẽ thụ hưởng thành quả xứng đáng của mình và lan tỏa những thành công ấy cho người khác, làm xã hội tốt đẹp hơn, nhiều người hạnh phúc hơn.

– Có thể nêu ý kiến khác: hạnh phúc vừa là khoảnh khắc vừa là dài lâu; nếu quan niệm hạnh phúc là sự cân bằng hài hoà giữa nhu cầu vật chất và tinh thần. Cuộc sống đủ đầy về vật chất và thư nhân về tâm hồn luôn là địu con người hướng tới. Và khi đó hạnh phúc là khoảnh khắc hay là dài lâu tuỳ thuộc vào quan niệm, cách cảm nhận và chất lượng cuộc sống mỗi con người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. Mỗi con người cần biết trân trọng từng khoảnh khắc hạnh phúc; góp nhặt những khoảnh khắc để có hạnh phúc dài lâu cho mình và cho mọi người.

Câu 2 Đề bài yêu cầu HS làm rõ “cái tôi” của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng. Vì thế, HS cần đi từ các yếu tố nghệ thuật để phân tích những quan niệm của nhà thơ về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc, qua đó, thể hiện hình tượng “cái tôi” của thi nhân.

Tham khảo gợi ý sau:

a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

– Là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca Việt Nam những cách tân mới mẻ cả về nội dung lẫn nghệ thuật, đặc biệt là sự thể hiện của “cái tôi” cá nhân.

– Được rút từ tập Thơ thơ – “cụm hoa đầu mùa” mà Xuân Diệu “dành cho nhân gian”, bài thơ Vội vàng là tiếng nói của một tâm hồn “đương thời sôi nổi”, của một tấm lòng “vừa lúc vang ngân” để dành tặng cho những người trẻ tuổi trẻ lòng.

b) Phân tích sự thể hiện “cái tôi” Xuân Diệu trong bài thơ Vội vung

– Một “cái tôi” mang cảm xúc dạt dào, trẻ trung, sôi nổi, yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt:

+ “Cái tôi” ham sống mãnh liệt thể hiện ở khát vọng ngông cuồng: đoạt quyền tạo hoá, muốn níu kéo bước đi của thời gian: điệp từ “tôi muốn”; các động từ mạnh: tắt nắng, buộc gió…

+ “Cái tôi” tràn đầy cảm xúc lãng mạn trước bức tranh mùa xuân rộn ràng âm thanh, ngọt ngào hương vị, chan hoà ánh sáng, hào phóng niềm vui: sử dụng linh hoạt, dồn dập những điệp từ, điệp ngữ “a”, “này đây…”; liệt kê những hình ảnh: ong bướm dập dìu, chim chóc hát ca, lá non phơ phất trên cành, hoa nở rực rỡ trên đồng nội, ánh sáng chớp hàng mi, thần Vui hằng gõ cửa,…; biện pháp so sánh độc đáo “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”.

+ Một “cái tôi” lo âu, khắc khoải trước sự chay trội của thời gian, sự qua đi của tuổi trẻ: cách đặt dấu chấm ở giữa dòng thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”, các từ ngữ gợi tà gợi cảm: bâng khuâng. tiếc, với, than thần, hờn, đứt. sợ…, ngôn ngữ thơ đầy cảm giác.

+ Một “cái tôi” say sưa tận hưởng cuộc sống thể hiện trong đoạn thơ cuối với nhịp thơ thật sôi nổi, mạnh mẽ, gấp gáp. Sự lặp lại của cấu trúc câu “Ta muốn ôm…”, “Ta muốn viết…” cùng phép điện từ, sự xuất hiện liên tục của các động từ

trạng thái đắm say, các tính từ chi xuân sắc, các danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tan tươi trẻ,… tạo ra những hình ảnh tình tứ, quyến rũ, thể hiện thành công cảm xúc say sưa, phần chân đến cuồng nhiệt của con người đang “thức nhọn giác quan để tận hưởng hương sắc của cuộc đời, bằng cả tâm hồn và trái tim.

– Một “cái tôi” thể hiện những triết lí và quan niệm nhân sinh sâu sắc, mới ne: Không chỉ thẩm đầm cảm xúc dồi dào, bài thơ còn đầy ắp những suy nghĩ, triết lí về lối sống, thái độ sống của con người trước bước đi của thời gian:

– Quan niệm thẩm ni mới mẻ: Không tìm cái đẹp trong quá khứ hay ở chốn bồng lai tiên cảnh, với Xuân Diệu, cái đẹp hiện hữu ngay trong cuộc sống hiện tại. Con người trong mùa xuân và tuổi trẻ mới là chuẩn mực cái đẹp.

+ Quan điểm nhân sinh sâu sắc: Không giống với quan niệm thời gian tuần hoàn trong thơ xưa, với Xuân Diệu, thời gian qua đi và không bao giờ trở lại. Tuổi trẻ, cuộc đời và tình yêu của con người rất ngắn ngủi. Vì vậy, con người phải sống tận hưởng, tận hiến cho cuộc đời. Đó là một lối ứng xử tích cực với cuộc đời của một “cái tôi” luôn khao khát sống, khao khát yêu đến mành liệt.

c) Bình luận, đánh giá

– “Cái tôi” Xuân Diệu không chỉ nồng nàn cảm xúc mà còn mang một quan niệm nhân sinh, vũ trụ mới mẻ chưa từng có trong thơ ca truyền thống. Đó là một “cái tôi” trẻ trung, mới mẻ, tích cực, mang theo hơi thở của cuộc sống hiện đại.

– “Cái tôi” cá nhân mới mẻ ấy là sản phẩm của thời đại Thơ mới và là tiếng lòng của Xuân Diệu – “một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt” (Nguyễn Đăng Mạnh).

– Làm nên sức hấp dẫn của bài thơ còn ở nghệ thuật thể hiện với hình thức thơ sáng tạo, ngôn ngữ đặc sắc, giọng thơ sôi nổi đến cuồng nhiệt, đậm chất Xuân Diệu. Bài thơ Vội vàng là lời tự hoạ, tự bạch của “cái tôi” Xuân Diệu về nuột điệu sống cuống quýt, vội vàng, một điệu hồn say đắm tình yêu, cuộc đời. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.

 

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 26
Đánh giá bài viết