I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một vị và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đồ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì. Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính no thì con cùng phục thật đấy”. Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”. Bà bảo, con dâu là vàng trời cho, mình không có công đẻ ra nó, cũng không nuôi nó ăn học ngày nào, bỗng dưng nó về nhận mình là mẹ, sinh con đẻ cái cho dòng họ, cáng đáng mọi việc từ trẻ đến già, không lẽ sống nó thì thôi còn hoạnh hoe nỗi gì. Bà chiều qua, và tôn trọng các con dâu thật lòng nên cả hai nàng dâu đều tâm sự với mẹ chồng: “Con ơ với mẹ còn thoải mái hơn ở nhà với mẹ con”. Con rể và con gái được nhận nhà ở một khu tập thể, nhà chật, lại xa, con còn nhỏ. Nhưng anh con rể không muốn nhờ vả mẹ vợ, tự mình cũng thấy không tiện mà người ngoài nhìn vào càng không tiện. Bà biết thế nếu bảo con về: “Trong cái nhà của tôi có một phòng dành cho 1Ợ anh. Cua vợ anh túc là của anh. Cũng như mọi thứ của anh trc là của vợ anh. Chẳng lẽ anh bao không phải”. Năm ngoại khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?” Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, cấu tạo. Anh có học được không?” A, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bấy giờ có được vài trăm cây vàng không phai là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.

(Nguyễn Khải, Nếp nhà, in trong Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn học, H., 1996)

Câu 1 Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào? 

Câu 2 Cuộc sống của gia đình nhân vật “bà cô” có gì đặc biệt? 

Câu 3 Thái độ của người kể với câu chuyện về “nếp nhà” của gia đình nhân vật “bà cô” được thể hiện như thế nào?

 Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của nhân vật “bà cô” hay không? Vì sao?

Thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phai là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống. là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có 1 thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn “nếp nhà” của mỗi gia đình. 

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất (người kể xưng “tôi”).

Câu 2 Điều đặc biệt trong cuộc sống của gia đình nhân vật “bà cô” được thể hiện qua các câu văn: Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ; Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng. Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau. Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm cha có điều tiếng gì. và những câu nói của nhân vật “bà cô”.

HS có thể ghi lại những câu văn của tác gia và câu nói của nhân vật hoặc tóm tắt và diễn đạt bằng lời văn của mình nhưng phải bám sát văn bản.

Câu 3 Qua những quan sát, triết luận, nhân vật “tôi” đã thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ “nếp nhà” của gia đình “bà cô”. HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng phải hợp lí.

Câu 4 HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối (hoặc kết hợp cả hai) với quan điểm của nhân vật “bà cô”: Thời bấy giờ có được vài trăm cây vàng không phai là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tình, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ. Lập luận của HS phải chặt chẽ, có sức thuyết phục, không đi ngược lại những giá trị đạo đức và nhân văn cao đẹp.

II. LÀM VĂN 

Câu 1 HS cần viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp, xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn “nếp nhà” của mỗi gia đình; sử dụng một hoặc kết hợp một số thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… để triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí, có sức thuyết phục; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo quy tắc chính ta. dùng từ, đặt câu. Bài làm cần nêu được các ý:

– “Nếp nhà” của mỗi gia đình là gì?

– “Nếp nhà” được tạo nên bởi những yếu tố nào?

– “Nếp nhà” góp phần vào việc tạo dựng nhân cách của mỗi con người ra sao?

– Người phụ nữ (người bà, người mẹ, người chị…) góp phần vào việc tạo dựng và giữ gìn “nếp nhà” của mỗi gia đình như thế nào?

Câu 2 Đề bài yêu cầu HS phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trong đoạn trích kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Tham khảo gợi ý sau: 

a) Giới thiệu vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ

b) Giới thiệu vài nét về vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt

– Hoàn cảnh ra đời.

– Tóm tắt vở kịch.

c) Giới thiệu vị trí của đoạn đối thoại: trích từ cảnh VII của vợ kịch.

d) Phân tích cuộc đối thoại

HS phân tích lời thoại của các nhân vật để làm nổi bật sự phụ thuộc của Hồn Trương Ba cao khiết, nhân hậu vào Xác hàng thịt phàm phu tục tử. Những lời tự giải thích, thanh minh cua Hồn Trương Ba với thân xác hàng thịt quá yếu ớt, tội nghiệp bởi thực tế quá rõ ràng: từ khi mượn xác hàng thịt để sống, Trương Ba không còn là ông như trước nữa. Do đó, Hồn đuối lí trong tranh luận với Xác, nhận ra nguy cơ bị thân xác lấn át.

e) Nhận xét, đánh giá

– Cuộc đối thoại này vừa là hành động kịch đây mâu thuẫn kịch lên cao, vừa là đoạn văn sinh động đầy ý nghĩa và ẩn chứa những triết lý sâu xa của tác giả.

– Cuộc đấu tranh giữa Hồn và Xác chính là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người.

– Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác trở thành một trong những đoạn trích hấp dẫn nhất của vở kịch, chuyển tại nhiều thông điệp sâu sắc của nhà văn.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 15
Đánh giá bài viết