I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mùa xuân xanh 

Mùa xuân là cả một mùa xanh 

Giời ở trên cao, lá ở cành 

Lúa ở đồng tôi và lúa ở 

Đồng nàng và lúa ở đồng anh.

Co nằm trên mộ đợi thanh minh 

Tôi đợi người yêu đến tự tình 

Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy

Bắt đầu là cái thắt lưng xanh

(Nguyễn Bính, Nguyễn Bính – Tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, 2011)

Câu 1 Viết một câu văn trả lời câu hỏi: Nguyễn Bính là ai?

 Câu 2 Bài thơ đã nói tới những sắc xanh nào? Sắc xanh nào là nét đặc sắc của mùa xuân được miêu tả trong bài thơ? 

Câu 3 Câu thơ Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh trong bài thơ trên, anh/ chị hiểu theo nghĩa nào trong các nghĩa sau: 

a) Có nằm đợi tiết thanh minh đến có mưa xuân để được xanh lại, tốt tươi. 

b) Có nằm đợi tiết thanh minh có hội đạp thanh (đạp lên có) trai gái tụ tập đông vui. 

c) Có nằm đợi tiết thanh minh có lễ tảo mộ, người ta xén cỏ, làm mới ngôi mộ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

Nêu những cảm nhận và suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện sau:

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về, em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bo xa lắc nước mình…”. Cuối năm viết:“Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”. Mùa đông sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá ồn ào, bụi bặm, nhớ chợ bến xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hoi coi có phải người Việt không…”

(Theo Internet) 

Câu 2 (4,0 điểm)

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Nguyễn Bính và Xuân Diệu qua hai đoạn thơ sau:

Tương tư thức mấy đêm rồi, 

Biết cho ai, hoi ai người biết cho

Bao giờ bến mới gặp đó? 

Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?

Nhà em có một giàn giầu 

Nhà anh có một hàng cau liên phòng

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông 

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Nguyễn Bính, Tương tư) 

Anh nhớ tiếng Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh, 

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! 

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi, 

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời, 

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm, 

Em! Xích lại! Và đưa tay anh nắm!

(Xuân Diệu, Tương tự chiều)

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 HS chỉ cần nêu đúng một trong các phương án sau:

– Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945.

– Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

– Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ Việt Nam nổi tiếng về thơ lục bát.

Câu 2 Bài thơ đã gợi lên bạt ngàn sắc xanh: xanh trời, xanh Lá, xanh lúa. Có xanh, tre xanh, thắt lưng xanh, … từ mọi tầng không gian, giao hoà lan toa, và sắc xanh nổi bật nhất là cái thắt lưng xanh của người con gái. Sắc xanh ấy đã thể hiện được vẻ đẹp tươi mới, căng tràn của mùa xuân.

Câu 3 Hiểu theo nghĩa a) là phù hợp.

II. LÀM VĂN 

Câu 1 HS cần xác định rõ câu chuyện được kể lại là một sự việc có thật và không phải ít gặp trong đời sống. Nội dung căn bản là nói lên nhận thức của mỗi người về quê hương, đất nước, xứ sở và rộng hơn là những gì thân thuộc, gần gũi. thiêng liêng. Hướng về cội nguồn, hướng về các giá trị truyền thống là một cách phát huy tinh thần dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, yêu giống nòi,…

Có thể tham khảo một số ý chính sau để triển khai cho bài viết:

– Câu chuyện là một quá trình trải nghiệm thấm thía của một người con xa xứ về quê hương, Tổ quốc. Từ chỗ háo hức với sự giàu có, văn minh của nước bạn và có phần coi nhẹ giá trị của quê hương mình (bức thư đầu tiên) đến chỗ cân bằng hơn, đúng đắn hơn trong nhận xét, đánh giá, vẫn khẳng định vẻ đẹp của quê hương bạn nhưng không còn so sánh để tự ti về đất nước, dân tộc mình (bức thư thứ hai) và cuối cùng là nỗi nhớ trào dâng, cảm nhận thấm thía và giá trị, vẻ đẹp của quê hương, đất nước (bức thư thứ ba). Từ đó, lớp nghĩa bể nói dễ nhận thấy nhất của câu chuyện chính là nhắc nhở về tình cảm của mỗi người với quê hương xứ sở: phải biết yêu thương, trân trọng, tự hào.

– Bên cạnh đó, câu chuyện trên còn là một bài học sâu sắc về cách ứng xử với những giá trị truyền thống, thân thuộc, vững bền và thiêng liêng với mỗi người.

Thông thường tâm lý của con người khi tiếp nhận cái mới là sự háo hức, choáng ngợp bởi vậy dễ dẫn đến lãng quên, phan bội cái cũ. Câu chuyện đã cho thấy, những cái mới, cái hiện đại, sự giàu có rất quan trọng nhưng nó không thể thay thế được những giá trị truyền thống, thiêng liêng. Vì vậy, con người phải biết trân trọng, gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó.

– Từ nhận thức của người con xa xứ, câu chuyện cũng phản ánh hiện thực con người, nhất là trong thời hiện đại, thường ngộ nhận và mải mê chạy theo sự hào nhoáng, đẹp đẽ, hạnh phúc xa xôi mà quên đi những giá trị bền vững, vĩnh cửu ở trong những cái thân thuộc ngay bên cạnh mình

– Câu chuyện cùng là bài học về việc tích lũy vốn sống và sự trải nghiệm của con người. Những thay đổi trong nhận thức của nhân vật trong truyện: từ bức thư đầu, đến bức thư thứ hai và cuối cùng là bức thư thứ ba, câu chuyện đã cho thấy càng có nhiều trải nghiệm, con người càng sống sâu sắc hơn. Bởi vậy, đôi lúc giữa cái ồn ào, vội vã của cuộc sống hiện đại, con người cần biết sống chậm lại để cảm nhận được giá trị của những thứ xung quanh mình. Vì vậy, nỗ lực phấn đấu được đi xa, mở rộng tầm nhìn cũng là để nhìn nhận và cảm nhận mọi thứ sâu sắc hơn, biết xứ người cùng là để hiểu hơn xứ sở quê hương mình.

Câu 2 vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ là: sự sáng tạo của mỗi nhà thơ, khi viết về cùng một đề tài, cụ thể là cùng viết về tương tự. Nguyễn Bính và Xuân Diệu, mỗi người có một cách thể hiện rất khác nhau, song cả hai ông đều là các nhà thơ mới Việt Nam (1932 – 1945) nên cũng có sự gặp gỡ ở những điệu cảm xúc rất “thơ mới”. Bài viết cần nêu được một số ý chính sau đây:

a) Giới thiệu một vài nét phong cách nổi bật của hai nhà thơ, họ rất khác nhau nhưng đều là các nhà thơ mới Việt Nam. Điều đó có thể thấy rõ qua việc phân tích hai đoạn thơ cùng viết về một đề tài quen thuộc: tương tư.

b) Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đoạn thơ – Điểm giống nhau:

+ Cùng một đề tài rất “thơ mới”: tương tự, nhớ nhau da diết. Một trạng thái tình cảm thường xuất hiện khi người ta đang yêu: yêu nhau hoặc cũng có khi yêu đơn phương.

+ Nội dung cảm xúc: đều thể hiện nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của chủ thể trữ tình, những chàng trai đa tình, sống hết mình cho tình yêu.

– Điểm khác nhau:

+ Về nội dung: Cùng thể hiện nỗi nhớ da diết trong tình yêu, nhưng nỗi nhớ trong đoạn thơ của Nguyễn Bính mang nặng nỗi niềm trăn trở băn khoăn, tình cảm được thể hiện một cách tế nhị, kín đáo… chủ yếu là tỏ tình, ướm hỏi với bao khát khao, mong ước… Đó là tượng từ một phía, vào thời điểm tình yêu mới bắt đầu. Một tình yêu mang đậm màu sắc dân gian. Còn với đoạn thơ của Xuân Diệu. tình cảm được thể hiện sôi nổi, mãnh liệt, dâng trào. Tác giả công khai thể hiện nỗi nhớ cháy bỏng, da diết và khát khao được gần gũi, sẻ chia với người mình yêu, một tình yêu rất “hiện đại”.

+ Về hình thức: Cần làm nổi bật cách thể hiện rất khác nhau khi bộc lộ những trạng thái tương tự. Có thể so sánh trên nhiều bình diện hình thức: thể thơ, thi liệu, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… Chẳng hạn, về nhịp điệu thơ, có thể nhận ra những câu thơ Nguyễn Bính nhẹ nhàng, sâu lắng, da diết một nỗi nhớ dường như đang nén lại trong lòng, còn những câu thơ Xuân Diệu lại gấp gáp, dồn dập, thể hiện một cái tôi cứ muốn phô bày tất cả nỗi lòng mình một cách cuồng nhiệt nhất.

c) Đánh giá, bình luận:

– Dù chỉ thông qua hai đoạn thơ, nhưng với các nhà thơ lớn, có thể thấy rất rõ dấu ấn của phong cách tác giả trong mỗi đoạn thơ này.

– Nêu bài học cho sáng tạo nghệ thuật: Có được một giọng điệu riêng, phong cách độc đáo là hết sức khó, nhưng đó là điều kiện và yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật. Muốn có được điều đó cần tạo ra được cách cam và đặc biệt cách thể hiện riêng, đặc sắc.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 14
Đánh giá bài viết